Trong những năm gần đây, người người nhà nhà bàn về leadership – tinh thần lãnh đạo, mà vô tình bỏ quên một tinh thần cũng quan trọng không kém đó chính là “Quản trị” (Management). Thời buổi bây giờ ai cũng muốn trở thành một Nhà lãnh đạo tốt, có lẽ chẳng còn ai còn muốn trở thành một Nhà quản lý giỏi nữa.
Tuy nhiên, việc tách rời lãnh đạo và quản lý sẽ để lại những hệ quả nghiêm trọng. “Sếp” chỉ biết quản lý mà không biết lãnh đạo thì sẽ khó có thể truyền cảm hứng và động lực cho nhân viên làm việc. “Sếp” chỉ biết lãnh đạo mà không biết quản lý thì sẽ tạo ra những con người rời rạc theo phong cách “đèn nhà ai, nhà đó rạng”.
Nên thực tế là, một quản lý phải biết cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau, để có thể hiểu rõ ràng bản chất của những thứ tưởng chừng như đối nghịch nhau. Điều đó có nghĩa là, quản lý không chỉ cần tập trung vào những gì mình cần phải hoàn thành mà còn cần chú ý đến cách mình nghĩ như thế nào.
Các nhà quản trị cần trang bị cho mình những cách tư duy sau để có được hiệu quả trong công việc.
1. Quản trị bản thân: Tư duy phản tư
Đây là thời điểm mà các nhà quản lý không chỉ biết làm, mà còn cần biết nghĩ – biết tự phản tư qua mỗi trải nghiệm của bản thân. Để từ đó, bạn có thể rút ra được những sự thật ngầm hiểu đắt giá cho bản thân mình.
Hầu hết chúng ta đều chỉ để các sự việc cứ đến rồi đi, nhưng không hề nghĩ thử tại sao nó đến, tại sao nó đi, hay tại sao nó đi như thế nào. Những gì đã xảy ra chỉ trở thành trải nghiệm khi chúng được “hấp thụ” dưới dạng kinh nghiệm được đúc kết lại hay những “mẫu hành vi” của bản thân.
Ví dụ như bạn bị “bom” một cuộc hẹn với một ai đó vì người đó có việc gia đình đột xuất. Việc đầu tiên bạn làm không phải là tỏ ra tức giận, mà là thử đặt mình vào vị trí người đó để thấu hiểu và suy xét trường hợp đó, nếu là bạn thì bạn sẽ làm gì?
Một quản lý có khả năng “lùi về phía sau để nhìn về phía trước rõ ràng hơn” chính là nhà quản lý biết phản tư. Một tầm nhìn tốt không tự nhiên mà có, nó đến từ những trải nghiệm của quá khứ, đến từ sự trân trọng những gì đã qua. Dù cho đó là niềm vui hay nỗi buồn, họ đều học, đều phản tư, để biến trải nghiệm của mình thành hành động giúp cho tổ chức đi lên.
2. Quản trị tổ chức: Tư duy phân tích
Bạn không thể quản trị một tổ chức nếu không có tư duy phân tích. Cho nên hãy phân tích mọi lúc, mọi nơi trong mọi hoàn cảnh. Điều này sẽ giúp bạn thấu hiểu ngôn ngữ của tổ chức, cho phép mọi người có thể chia sẻ điều gì thôi thúc họ hành động và cố gắng như thế, nó cung cấp thước đo giúp chúng ta đánh giá mức độ hiệu quả của những việc mình làm.
Ngay bản thân cơ cấu tổ chức cũng đã có sẵn một cơ chế “phân tích”. Tổ chức là sự kết hợp của nhiều phòng ban khác nhau. Làm sao để các nhà quản lý có thể thực sự có tư duy phân tích, để từ đó hiểu được ý nghĩa thực sự của cơ cấu và hệ thống bên trong tổ chức?
Chìa khóa nằm ở khả năng phân tích hiệu quả, biết được cách tiếp cận phù hợp để hiểu về cách thức hoạt động cũng như ảnh hướng của nó lên tổ chức.
3. Quản trị bối cảnh: Tư duy toàn cảnh
Chúng ta đang sống trong một thời đại ‘toàn cầu hóa”, nó khuyến khích sự đồng nhất về các hành vi. Đó có phải là những gì một nhà quản lý nên làm?
Câu trả lời là không. Các quản lý trong thời đại này, đừng cố bắt chước hay gồng mình để tuân theo một tiêu chuẩn nào đó. Chúng ta cần nhìn ra thế giới, cần hiểu các tiêu chuẩn để quay về, điều chỉnh và áp dụng cho phù hợp với tổ chức của mình. Mỗi tổ chức, mỗi quốc gia sẽ có một văn hóa khác nhau, việc cố gắng “hòa nhập” và chạy theo tiêu chuẩn để trở nên đồng bộ sẽ làm lu mờ sự khác biệt đặc trưng của mỗi tổ chức.
Thế nên mới có câu: “Hòa nhập nhưng không hòa tan”, các nhà quản lý cần tự biết mình, biết ta, biết mình đang ở đâu, biết điều gì mình nên áp dụng, biết điều gì mình nên điều chỉnh để tổ chức của mình vừa đạt tiêu chuẩn quốc tế, vừa giữ được phong cách riêng của mình.
4. Quản trị mối quan hệ: Tư duy hợp tác
Trên thực tế, định nghĩa của tư duy hợp tác không bao gồm việc quản lý con người mà là quản trị mối quan hệ giữa người với người, trong đội nhóm, trong các dự án và phối hợp giữa các phòng ban với nhau. Hợp tác thực sự chỉ diễn ra khi chúng ta dám trao quyền, cho phép người phù hợp được làm công việc phù hợp với tài năng của họ. Chọn đúng người, làm đúng việc, từ đó khiến họ tự tin hoàn thành công việc, mức độ cam kết cũng từ đó mà tăng lên.
Chính vì thế các nhà quản lý hiện đại cũng dần thay đổi phong cách quản lý: đi từ kiểu “Tôi là Sếp, nên mọi người cần nghe tôi” sang “Tôi là Sếp, nên tôi cần lắng nghe mọi người”.
Người quản lý biết cách lắng nghe, nhiều hơn là nói, họ cố gắng kết nối với từng nhân viên để tạo nền tảng tin tưởng, gắn kết và cộng tác trong công việc hiệu quả hơn. Chẳng cần phải quản lý quá chặt chẽ, cho phép nhân viên của mình có đất để sáng tạo, để bộc lộ tài năng của mình. Bởi vì: “Chúng ta có cùng mục tiêu, nên chúng ta hãy cùng hành động”.
Nhà quản lý với tư duy cộng tác sẽ không đứng ngoài để chỉ tay năm ngón, thay vào đó họ xông xáo xông vào, cùng làm, cùng hỗ trợ các cộng sự của mình.
5. Quản trị thay đổi: Tư duy hành động
Chúng ta đang sống trong một thời đại “Thay đổi hay là…?” Thay đổi luôn đi kèm với hành động cụ thể. Có quá nhiều người đang nhấn mạnh vào sự thay đổi và hành động. Thực tế thì nếu nhìn lại xung quanh bạn, bạn có thấy nó có gì thay đổi hay không?
Quần áo bạn đang mặc (ông bà bạn cũng mặc áo chất liệu cotton), xe hơi bạn đang chạy? (Nó được sản xuất dựa trên mô hình T), chiếc máy bay đang chở bạn? (Công nghệ mới nhất: chiếc máy bay thương mại đầu tiên đã cất cánh từ năm 1952), chiếc điện thoại bạn đang sử dụng? (Nó đã thay đổi cách đây 10 năm rồi, nếu không thì bạn chắc đang sử dụng điện thoại bàn phím).
Điều này nói lên một sự thật là: chúng ta bị “công nghệ” đánh lừa rằng mọi thứ đều đang thay đổi nhanh chóng. Nhưng sự thật là không phải tất cả đều đang thay đổi, chỉ một vài thứ thay đổi mà thôi.
Thay đổi sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có sự tiếp nối liên tục. Thay đổi càng không thể thành công nếu không có sự kết hợp giữa hành động và phản tư.
Kết
Việc hiểu, luyện tập và cải thiện 5 cách tư duy trên sẽ giúp các nhà quản trị có thể tự tin dẫn dắt đội ngũ của mình. Từ đó nâng cao hiệu quả công việc và lan tỏa sức ảnh hưởng tích cực của mình cho mọi người xung quanh.
CEO Nam Định Holding sẽ tư vấn, cung cấp kiến thức về Tư duy quản trị và các giải pháp giúp bạn trở thành Nhà quản trị thành công, hỗ trợ bạn về vận hành, quản trị doanh nghiệp, cam kết sẽ khiến bạn hài lòng.
Đăng ký tham gia ngay khóa Huấn luyện quản trị do thầy Ngô Minh Tuấn trực tiếp đào tạo và chia sẻ để trang bị cho mình những bài học khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp vững chắc, dễ dàng thành công và hạn chế tối đa rủi ro khi vận hành, quản trị doanh nghiệp.
————
Thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
CEO NAM ĐỊNH HOLDING
Địa chỉ: 199 Quang Trung, TP.Nam Định
Hotline: 0888 12 14 16
Facebook: https://www.facebook.com/ceondholding
Youtube: https://www.youtube.com/c/CEONAMDINHHOLDING
Tin cùng chuyên mục:
7 CĂN BỆNH PHỔ BIẾN VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP