BẠN ĐÃ HIỂU GÌ VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP?

Trong nền kinh tế thị trường số hóa hiện nay, nhu cầu định giá và xác định giá trị doanh nghiệp là đòi hỏi hoàn toàn tự nhiên. “Doanh nghiệp của tôi đáng giá bao nhiêu?” là câu hỏi mà nhiều chủ doanh nghiệp muốn được giải đáp, đặc biệt là với các Startup đang trong quá trình gọi vốn.

Định giá doanh nghiệp (business valuation) là gì? Làm thế nào để định giá doanh nghiệp? Mời bạn cùng tìm hiểu thông quá bài viết dưới đây.

Định giá doanh nghiệp là gì?

Định giá doanh nghiệp (giá trị doanh nghiệp) có thể xác định bằng các khoản thu; các nguồn vốn đầu tư trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là giá trị vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp; mà là giá trị của tất cả các tài sản sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích là lại lợi ích cho các chủ sở hữu và các bên liên quan.

Giá trị mà một doanh nghiệp có thể đem lại cho các nhà đầu tư được xem xét trên 2 giá trị:

  • Giá trị thanh lý là tất cả số tiền có được khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh; bán tất cả các tài sản của nó
  • Giá trị hoạt động liên tục là giá trị hiện tại của dòng tiền tạo ra trong tương lai. Bắt đầu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông qua lượng thông tin trên, ta có thể hiểu được đơn giản rằng: “Định giá doanh nghiệp chính là việc xác định giá trị doanh nghiệp”.

Mục đích của việc định giá doanh nghiệp

Thẩm định giá được xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị của tài sản, giúp các bên tham gia giao dịch có thể thỏa thuận với nhau về giá tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, bảo đảm lợi ích chính đáng của các bên. Vì vậy, thẩm định giá có vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường phục vụ nhiều mục đích cho các bên liên quan như: cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

  • Phát hành cổ phiếu; Bán cổ phiếu ra công chúng;
  • Chứng minh năng lực tài chính;
  • Cải tổ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh
  • Phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn;
  • Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư
  • Tham khảo giá trị thị trường;
  • Các mục đích khác đúng theo pháp luật quy định.

Phương pháp định giá doanh nghiệp (Valuation methods)

Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập.

– Trong cách tiếp cận từ thị trường, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị của doanh nghiệp so sánh với doanh nghiệp cần thẩm định giá về các yếu tố: quy mô; ngành nghề kinh doanh chính; rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính; các chỉ số tài chính hoặc giá giao dịch đã thành công của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thị trường để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch.

– Trong cách tiếp cận từ chi phí, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị các tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ chi phí để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản.

– Trong cách tiếp cận từ thu nhập, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua việc quy đổi dòng tiền thuần trong tương lai có thể dự báo được về thời điểm thẩm định giá. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức và phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu.

Để hiểu thêm về Định giá doanh nghiệp là gì, hãy cùng lắng nghe những chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn đến từ thầy Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam.

CEO Nam Định Holding sẽ tư vấn, cung cấp kiến thức về Định giá doanh nghiệp và hỗ trợ bạn về vận hành, quản trị doanh nghiệp, cam kết sẽ khiến bạn hài lòng.

Đăng ký tham gia ngay khóa Huấn luyện quản trị do thầy Ngô Minh Tuấn trực tiếp đào tạo và chia sẻ để trang bị cho mình những bài học khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp vững chắc, dễ dàng thành công và hạn chế tối đa rủi ro khi vận hành, quản trị doanh nghiệp.

————

Thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

CEO NAM ĐỊNH HOLDING

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *