Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp.
“Văn hoá doanh nghiệp” có lẽ là cụm từ mà bất kỳ doanh nhân nào cũng biết và đang muốn xây dựng cho doanh nghiệp của mình. Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả?
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hoá là khái niệm rất rộng, hiểu đơn giản, văn hoá bao gồm tất cả những sản phẩm mà con người tạo ra trong đời sống.
Văn hoá thường tồn tại và gắn liền trong một phạm vi nhất định: Văn hoá dân tộc, Văn hoá gia đình…. Trong phạm vi một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế, hay đơn giản là một đơn vị, hội nhóm tập thể, văn hoá cũng sẽ tồn tại.
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Văn hoá doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp so với tất cả các doanh nghiệp khác. Để tạo ra sự khác biệt này, doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá dựa trên hai yếu tố: Định hướng, chiến lược của công ty (sứ mệnh, tầm nhìn); những giá trị mà công ty đang có.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào?
Văn hoá doanh nghiệp có thể được hình thành từ khi doanh nghiệp mới thành lập. Nhưng qua quá trình kinh doanh và hoạt động, để văn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực và hiệu quả, doanh nghiêp phải có phương án xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Cụ thể, mỗi doanh nghiệp sẽ trải quá trình xây dựng văn hoá như sau:
Bước 1: Xác định những mục tiêu, định hướng của doanh nghiệp.
Bước 2: Tập trung soạn thảo, xây dựng và thực hiện các khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp:
- Quy chế, quy định của công ty;
- Khẩu hiệu (slogan);
- Tầm nhìn;
- Sứ mệnh;
- Giá trị cốt lõi;
- Triết lý kinh doanh;
- Đội ngũ nhân sự.
Bước 3: Đánh giá lại quá trình thực hiện văn hoá doanh nghiệp;
Bước 4: Củng cố, điều chỉnh các khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp.
8 loại văn hóa doanh nghiệp mới nhất
1. Văn hóa Quan tâm (63%)
Đây là dạng văn hóa chiếm số lượng khá lớn trong các doanh nghiệp hiện nay với tỉ lệ nghiên cứu là 63%. Biểu hiện đặc trưng của dạng văn hóa Quan tâm mối quan hệ và sự tin tưởng. Môi trường làm việc của dạng văn hóa này đi theo xu hướng ấm áp, hỗ trợ và luôn hợp tác lẫn nhau. Yếu tố kết nối nhân viên chính là lòng trung thành, sự thật tâm của đồng nghiệp. Nếu xây dựng thành công dạng văn hóa này người lãnh đạo được đề cao về sự chân thành, tinh thần đồng đội và luôn có các mối quan hệ tích cực. Disney là một dạng doanh nghiệp có văn hóa quan tâm.
2. Văn hóa Học hỏi (7%)
Dạng văn hóa này khá nhỏ, khoảng 7% dựa trên nghiên cứu của Harvard Business. Đặc trưng của dạng văn hóa này là hướng đến sự khám phá, tìm tòi, phát triển và mở rộng. Môi trường làm việc phải luôn đầy sáng kiến và sự chia sẻ, cởi mở với những ý tưởng mới, yêu cầu nhân viên phải kết nối liên tục để kích thích tính tò mò và sự hiếu kỳ. Xây dựng thành công văn hóa Học hỏi người lãnh đạo được đề cao về tính đổi mới, kiến thức và sự mạo hiểm, sáng tạo.
3. Văn hóa Vui vẻ (2%)
Văn hóa vui vẻ chiếm rất ít trong tổng số những công ty được khảo sát trên toàn thế giới với 2%. Đặc trưng của dạng văn hóa này là luôn tạo ra niềm vui và sự phấn khích. Môi trường làm việc đi theo tiêu chí thư thái – nơi mọi người có thể thoải mái làm những gì mà họ cảm thấy hạnh phúc nhất. Yếu tố kết nối nhân viên chính là sự khôi hài và luôn khuấy động tinh thần. Lãnh đạo doanh nghiệp được đề cao về sự tự nhiên và tính hài hước.
4. Văn hóa Quyền lực (4%)
Có khoảng 4% doanh nghiệp đang đi theo dạng văn hóa này. Biểu hiện đặc trưng của nó là quan tâm đến sức mạnh, sự quyết đoán và liều lĩnh. Môi trường làm việc luôn tuân theo tiêu chí cạnh tranh cao – nơi mọi người phải nỗ lực liên tục để dành được lợi thế cá nhân. Yếu tố kết nối nhân viên phụ thuộc vào sự kiểm soát mạnh mẽ từ cấp trên. Lãnh đạo doanh nghiệp được đề cao về sự tự tin, địa vị và khả năng thống trị.
5. Văn hóa Chủ đích (9%)
Có khoảng 9% doanh nghiệp đi theo dạng văn hóa này. Biểu hiện đặc trưng của văn hóa Chủ đích là lý tưởng và chủ nghĩa vị tha. Môi trường làm việc đi theo tiêu chí bao dung, đồng cảm – nơi mọi người nỗ lực làm việc thật tốt vì một tương lai tốt đẹp. Yếu tố kết nối nhân viên là sự định hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Lãnh đạo doanh nghiệp được đề cao về những lý tưởng được sẻ chia và đóng góp cho đại nghĩa.
6. Văn hóa Kỷ luật (15%)
Có khoảng 15% doanh nghiệp áp dụng dạng văn hóa này trong công ty. Biểu hiện đặc trưng là sự tôn trọng, cơ cấu và những chuẩn mực đạo đức được đồng thuận. Môi trường làm việc có hệ thống, phương pháp, nơi mọi người làm việc và tuân thủ theo nguyên tắc. Yếu tố kết nối nhân viên là sự hợp tác trong mọi thời điểm. Người lãnh đạo được đề cao về khả năng quản trị hệ thống dựa theo quy chuẩn đã xác lập.
7. Văn hóa An toàn (8%)
Có khoảng 8% doanh nghiệp lựa chọn dạng văn hóa này. Biểu hiện đặc trưng của nó là sự cẩn trọng, hoạch địch kế hoạch rõ ràng và luôn tỉ mỉ. Môi trường làm việc dễ dự đoán – nơi mọi người dè dặt với rủi ro, ít chấp nhận lỗi sai và luôn cân nhắc kỹ lưỡng từng vấn đề. Yếu tố kết nối nhân viên là mong muốn được bảo vệ và có khả năng dự đoán những thay đổi. Lãnh đạo được đề cao về tính thực tế và khả năng hoạch định trước các vấn đề.
8. Văn hóa Kết quả (95%)
Đây là dạng văn hóa được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất với khoảng 95%. Biểu hiện và đặc trưng của dạng văn hóa này là tập trung 2 yếu tố thành tựu và chiến thắng. Môi trường làm việc luôn hướng đến kết quả và sự tưởng thưởng – nơi mọi người luôn khát khao đạt được những kết quả vượt trội. Yếu tố kết nối nhân viên là sự cạnh tranh về năng lực và khả năng thành công trong công việc. Lãnh đạo được đề cao năng lực đạt được mục tiêu đề ra.
Ưu điểm của văn hóa doanh nghiệp Kết quả là thúc đẩy vận hành, tôn trọng hướng ngoại, nâng cao năng lực và đạt mục tiêu. Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế nhất định như việc tập trung quá nhiều vào mục tiêu, kết quả có thể dẫn đến sự gãy, vỡ trong giao tiếp, hợp tác mang đến nhiều căng thẳng và lo lắng.
Vậy trong 8 loại văn hóa doanh nghiệp trên, bạn chọn văn hóa nào cho doanh nghiệp của mình? Hãy chia sẻ với CEO Nam Định Holding suy nghĩ của bạn nhé!
CEO Nam Định Holding sẽ tư vấn, cung cấp kiến thức về xây dựng Văn hóa doanh nghiệp và các giải pháp giúp bạn trở thành Nhà quản trị thông minh, hỗ trợ bạn về vận hành, quản trị doanh nghiệp, cam kết sẽ khiến bạn hài lòng.
Đăng ký tham gia ngay khóa Huấn luyện quản trị do thầy Ngô Minh Tuấn trực tiếp đào tạo và chia sẻ để trang bị cho mình những bài học khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp vững chắc, dễ dàng thành công và hạn chế tối đa rủi ro khi vận hành, quản trị doanh nghiệp.
————
Thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
CEO NAM ĐỊNH HOLDING
Địa chỉ: 199 Quang Trung, TP.Nam Định
Hotline: 0888 12 14 16
Facebook: https://www.facebook.com/ceondholding
Youtube: https://www.youtube.com/c/CEONAMDINHHOLDING
Tin cùng chuyên mục:
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP
Pingback: GIẢI BÀI TOÁN TRỌNG DỤNG NHÂN TÀI TRONG DOANH NGHIỆP