Đức Phật đã tìm ra Con Đường Trung Đạo, giúp cho mọi người vừa biết và thấy, giúp dẫn đến bình an và sự nhận biết sâu sắc, dẫn đến Giác Ngộ và Niết bàn. Đó là Con Đường Bát Chánh Đạo dẫn đến sự chấm dứt Khổ.
Bát Chánh Đạo là gì?
Bát Chánh đạo hay Bát Chính đạo, Bát Thánh đạo có nghĩa là con đường chân chính chia làm tám chi, là giáo lý căn bản được đề cập trong Đạo đế. Con đường tám chi đó bao gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.
Trong Phật giáo, con đường tám chi trong bát chánh đạo thường được biểu tượng bằng hình vẽ một chiếc bánh xe có 8 nan hoa. Tất cả tám phần đều có thể thực hiện ít nhiều cùng lúc và tám phần luôn luôn bổ trợ cho nhau.
Theo căn bản triết lý đạo Phật, chính Con Đường Bát Chánh Đạo này mới dẫn đến giải thoát, dẫn đến giác ngộ và chấm dứt khổ đau của kiếp này và những kiếp khác chứ không phải việc thờ cúng, sùng bái hay những lễ nghi phức tạp.
Chánh kiến
Chánh kiến là nhánh đầu tiên của con đường giải thoát đến sự an lạc. “Chánh” tức là ngay thẳng, là đúng đắn, “Kiến” là thấy, là nhận thức, sự nhận biết. “Chánh kiến” được hiểu là sự nhận thức đúng đắn, sáng suốt của trí tuệ.
Theo Đức Phật, việc đầu tiên trên con đường Bát Chánh đạo là phải hiểu đúng vì nó ảnh hưởng đến sự nhận thức bây giờ và sau này của chúng ta về thế giới quan, nhân sinh quan. Chánh kiến không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc “biết” lý thuyết mà nó còn là “hiểu” đến tượng tận, đặt sự “biết” trong chính trải nghiệm của chúng ta.
tất cả sự vật hiện hữu trên thế gian đều do nhân duyên sinh ra, không có gì là trường tồn và nó luôn biến đổi; Hiểu rằng có nhân quả và nghiệp báo; Nhận thức được sự hiện hữu của ta, của mọi người, mọi vật tại thời điểm này; Nhận thức được khổ đau, vô thường, vô ngã của vạn pháp…
Chánh tư duy
Chánh tư duy là bước thứ hai của Bát chánh đạo, có nghĩa là suy nghĩ chân chính, không trái với lẽ phải. Từ hiểu biết đúng khiến ta suy nghĩ đúng, hiểu được hành trình nào cũng có gian khó, cạm bẫy rình rập nhưng ta vẫn kiên trì và tin tưởng vào con đường của mình.
Suy nghĩ chân chính chính là nghĩ đến, hiểu được nguồn cội gây khổ đau cho mình và cho người chính là vô minh, là tham – sân – si. Từ hiểu biết ta mới bước vào con đường tu tập, giải thoát cho bản thân mình.
Chánh ngữ
Chi thứ ba của Bát chánh đạo là chánh ngữ hay lời nói chân thật, ngay thẳng. Chánh ngữ là không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lời đâm chọc người khác, không nói lời ác độc, không nói lời thô tục…
Trên con đường đi đến niềm an lạc, ta phải hiểu sức mạnh của lời nói tác động đến bản thân chúng ta và người khác. Tại sao một lời chỉ trích dù đúng hay sai đều có thể gây thất vọng, giận dữ, tự ti nhưng lời khích lệ lại có thể “cứu” cả một con người?
Chánh ngữ tức là thực tập nói lời thành thật, ngay thẳng, hòa nhã, không thiên vị, nói lời giản dị, nói lời mang tính tuyên dương, nói lời sao cho mở ra cánh cửa giác ngộ từ tâm của mỗi người…
Chánh nghiệp
Chánh nghiệp có nghĩa là hành động sáng suốt chân chánh. Luyện tập chánh nghiệp tức là làm điều thiện, không sát sinh, không tà dâm, không trộm cắp, làm lẽ phải, tôn trọng sự sống của mọi loài, không làm hại đến nghề nghiệp, tài sản, địa vị của người khác, làm điều có đạo đức…
Chánh mạng
“Mạng” ở đây nghĩa là sinh mạng, sự sống. Phật giáo đề cao sự bình đẳng của mọi chúng sinh, mọi đời sống. Vì thế, Chánh mạng tức là làm nghề sinh sống chân chánh, thiện lương, không bóc lột, không xâm hại đến lợi ích của kẻ khác. Chi này trong Bát chánh đạo khuyến khích việc sống đời trong sạch, tránh xa những nghề nghiệp có thể tạo nghiệp xấu về sau.
Chánh tinh tấn
“Tinh tấn” có nghĩa là siêng năng, cố nắng, chú tâm. Chánh tinh tấn có nghĩa là cố gắng liên tục, không nản lòng tập trung đi đến lý tưởng đúng đắn mà minh đang theo đuổi. Sự quan trọng của Chánh tinh tấn thể hiện ở chỗ nếu ta đặt ra vô số mục tiêu nhưng không kiên trì đến cùng với nó thì sẽ không thể gặt được quả ngọt.
Chánh niệm
“Niệm” tức là ghi nhớ, suy nghĩ. Trong Chánh niệm được chia làm hai yếu tố là chánh ức niệm và chánh quán niệm. “Chánh ức niệm” – tức là suy nghĩ về quá khứ, còn “Chán quán niệm” lại có ý nghĩa là quan sát hiện tại, bắt đầu tương lai. Chánh niệm khuyến khích thực tập bản thân ý thức được khoảnh khắc trong hiện tại và tập trung vào khoảnh khắc đó.
Chánh định
“Định” ở đây được hiểu là thiền định, tập trung tư tưởng để tu tập. “Chánh định” có nghĩa là tập trung tư tưởng vào chân lý đúng, có lợi có mình và người khác.
Như vậy, 8 chánh của Bát chánh đạo đều có liên quan tới nhau. Vậy trong Bát chánh Đạo, chánh nào được coi là chánh quan trọng nhất?
Để trả lời câu hỏi này, mời bạn lắng nghe chia sẻ từ thầy Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam.
Hãy tham gia chương trình Thiền và đời sống, Chuyển hóa tâm thức cùng thầy Ngô Minh Tuấn tìm hiểu về Bát Chánh Đạo để có đời sống tốt hơn bạn nhé.
Thông tin chi tiết chương trình Chuyển hóa tâm thức K78: https://forms.gle/4GSyScuyMrAn3aeg7
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CEO NAM ĐỊNH HOLDING
Địa chỉ: 199 Quang Trung, TP. Nam Định
Hotline: 0888 12 14 16
Facebook: https://www.facebook.com/ceondholding
Youtube: https://www.youtube.com/c/CEONAMDINHHOLDING
Tin cùng chuyên mục:
Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI LÀ CHUYỂN HÓA TÂM THỨC
OAN GIA TRÁI CHỦ CÓ KHÔNG? NẾU CÓ, LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẢ NGHIỆP?