“Con người vì vô minh cho nên có chấp pháp.
Đó là nguyên nhân chính gây ra phiền não và khổ đau của cuộc đời”.
Khi nào hiểu được một cách rõ ràng và phá trừ được hai nguyên nhân chính gây ra khổ đau, chúng ta sẽ tìm được an lạc hạnh phúc thực sự trong cuộc sống hiện tại. Vậy theo Đạo Phật, chấp pháp là gì?
Chấp pháp là gì?
Chấp pháp: chấp thật có vũ trụ vạn hữu.
Chấp pháp cũng có hai phần: vật chất và tinh thần
Về phương diện vật chất, chấp pháp là gì?
– Chúng ta chấp mọi thứ có hình tướng như cái nhà này, cái xe này là của mình.
– Về tinh thần, chúng ta chấp mọi thứ, mọi việc, mình làm, mình nói, mình nghĩ, cái gì của mình cũng là đúng, là nhất.
– Về phương diện vật chất, chúng ta đang sống trong mộng tưởng, cho là cuộc đời này sẽ vĩnh viễn trường tồn, cho là những người thân sẽ mãi mãi ở bên mình, cho là những của cải vật chất như nhà cửa, xe cộ, vàng bạc, cơ nghiệp luôn luôn thuộc về mình.
– Đó chính là chấp pháp.
– Cho nên, nếu người thân có ra đi, hoặc có mệnh hệ nào, nếu của cải vật chất có bị mất mát hư hao, thì chúng ta sẽ đau khổ!
Về phương diện tinh thần, chấp pháp là gì?
– Chúng ta thường chấp pháp, luôn cho ý kiến của mình là đúng, việc mình làm là đúng, ai có ý kiến khác, ai làm khác là không đúng, là sai.
– Chúng ta thường cho là người khác lúc nào cũng phải suy nghĩ giống như mình, nên khi có người phát biểu khác đi, chúng ta khó chấp nhận được.
– Chúng ta không thấy những lỗi lầm, sai trái của mình, cho nên đau khổ, bực bội, vì chỉ thấy lỗi lầm của người.
– Đó chính là chấp pháp.
Thí dụ về Chấp pháp trong đời sống:
– Trong gia đình, nếu người cha không nhận thấy lỗi của mình, chỉ biết la mắng con cái vì chúng không theo ý muốn của mình, bất chấp ý kiến của chúng, đó là chấp pháp. Người cha đó chắc chắn sẽ phiền não đau khổ và làm cho mọi người trong gia đình cũng phiền não đau khổ theo.
– Chúng ta nên biết hai thế hệ khác nhau thì ý kiến, sự suy nghĩ, cảm giác đều khác nhau.
– Hơn nữa, chúng ta đừng chấp pháp, bó hẹp tư tưởng với các quan niệm xa xưa, cổ lổ, lạc hậu, không còn hợp thời nữa.
– Cứ chấp pháp như vậy chỉ đưa đến phiền não và khổ đau mà thôi.
– Chuyện vợ chồng cũng vậy.
– Chuyện cộng đồng cũng vậy.
– Chuyện quốc gia xã hội, cho đến chuyện thế giới, cũng không khác, chỉ vậy thôi.
– Khi bất cứ chuyện gì xảy ra, người nào, bên nào cũng có một phần lỗi, không nhiều thì ít, không bên nào vẹn toàn, không người nào toàn vẹn.
– Hiểu được như vậy, làm được như vậy, bớt chấp pháp chúng ta sẽ bớt khổ đau nhiều lắm.
Trong cuộc sống gia đình cũng như ngoài xã hội, điều quan trọng là chúng ta phải biết quên mình vì người, thì mới có an lạc và hạnh phúc.
– Còn nếu tâm ý quá ích kỷ, quá chấp pháp, chỉ biết có mình, gia đình mình, đoàn thể mình, tôn giáo mình, cái gì cũng vì mình, thì chỉ có phiền não và khổ đau mà thôi.
– Muốn có một gia đình hạnh phúc, người cha phải biết hy sinh, lo lắng mọi nhu cầu vật chất lẫn tinh thần cho cả gia đình, người mẹ cũng phải biết hy sinh những vui thích cá nhân, hòa hợp với nhịp sống chung của gia đình, con cái phải biết nhớ ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, phải biết nghe lời dạy dỗ, phải biết báo hiếu.
Video dưới đây sẽ giúp bạn có những kiến thức dễ hiểu hơn Chấp pháp là gì
Hãy tham gia chương trình Thiền và đời sống, Chuyển hóa tâm thức cùng thầy Ngô Minh Tuấn tìm hiểu Chấp pháp là gì? bạn nhé.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CEO NAM ĐỊNH HOLDING
Địa chỉ: 199 Quang Trung, TP. Nam Định
Hotline: 0888 12 14 16
Facebook: https://www.facebook.com/ceondholding
Youtube: https://www.youtube.com/c/CEONAMDINHHOLDING
Tin cùng chuyên mục:
Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI LÀ CHUYỂN HÓA TÂM THỨC
OAN GIA TRÁI CHỦ CÓ KHÔNG? NẾU CÓ, LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẢ NGHIỆP?