Nhiều trẻ chia sẻ rằng: “Tại sao bố mẹ không nghe con, tại sao bố mẹ không hiểu con”?… Mỗi bậc phụ huynh đều đã từng là trẻ con, từng bức xúc khi có những khúc mắc với cha mẹ, nhưng giờ đây lại lặp lại vấn đề đó với chính con của mình.
Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái xuất phát từ đâu?
Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái như: do sự phát triển của xã hội, của các kênh thông tin đại chúng và sự tràn ngập văn hóa, lối sống vị kỷ; do sự chênh lệch về tuổi tác giữa cha mẹ và con; do cha mẹ không được kịp thời trang bị kiến thức, kinh nghiệm giáo dục, đặc biệt là kiến thức về tâm lý lứa tuổi của con…
Còn xét theo khía cạnh chủ quan, những mâu thuẫn hàng ngày giữa cha mẹ và con cái bắt nguồn chủ yếu từ yếu tố cá nhân, vị kỷ hiếu thắng của từng người. Cha mẹ về mặt tâm lý tự cho mình có quyền quyết định tối cao, bắt con phải nghe theo, tự cho mình quyền phạt, đánh con, thậm chí coi thường sự hiểu biết của con. Khi thấy mình sai lại không muốn rút lui ý kiến, sợ mất uy tín với con. Trong khi đó, con cái, đặc biệt ở độ tuổi vị thành niên muốn tự khẳng định mình đã là người lớn, đã hiểu biết, có nhân cách độc lập nên sinh ra ngang bướng, không chịu nghe theo lẽ phải, cố giữ cá tính, ý thích cá nhân của mình, cho cha mẹ là bảo thủ.
Người lớn cũng từng là trẻ em!
Ở bất kỳ độ tuổi nào, người lớn hay trẻ em ít nhiều cũng sẽ gặp những rắc rối, mâu thuẫn xoay quanh các mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày. Việc giải quyết mâu thuẫn với người lớn đã là thách thức, đối với trẻ em việc này còn khó khăn hơn rất nhiều.
Mâu thuẫn trong các mối quan hệ gia đình là điều rất phổ biến. Dù ở thời đại nào, kể cả ngày xưa hay ngày nay, mâu thuẫn trong gia đình đều rất giống nhau. Có nhiều bậc phụ huynh chia sẻ rằng những mâu thuẫn họ gặp với cha mẹ ngày trước nay cũng lặp lại như vậy với con.
Ngoài ra, năng lực giáo dục, kiến thức hiểu biết hạn chế; sự lệch lạc, không thống nhất trong các biện pháp giáo dục con của các bậc cha mẹ; con tiếp xúc với bạn bè xấu hoặc không biết cách bày tỏ những khó khăn cho cha mẹ hiểu… cũng là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái.
Giải quyết mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái luôn cần sự lắng nghe
Mâu thuẫn bắt nguồn từ tình yêu thương, tuy nhiên chính yêu thương khiến nhiều cha mẹ lo sợ quá, áp đặt, kìm kẹp con, quên mất việc lắng nghe con. Chúng ta nói muốn con được hạnh phúc, nhưng chỉ khi bố mẹ hạnh phúc thì con cái mới hạnh phúc được. Nhiều người không biết rằng, đôi khi đứa trẻ không cần gì nhiều ngoài sự lắng nghe của bố mẹ mình.
Việc đầu tiên là chúng ta hãy quan tâm khi con trẻ có vấn đề, phát hiện và hỗ trợ xem vấn đề của con là gì để cùng tìm hiểu và giúp đỡ con. Sau đó, khi đã rõ về vấn đề thì mới xét đến chuyện bố mẹ cùng con xử lý mâu thuẫn hay để con tự xử lý.
Cha mẹ hãy xây dựng mối quan hệ thân thiết với con cái bằng những hành động nhỏ như việc nói lời yêu thương, lời xin lỗi, hỏi thăm. Những việc làm này tuy rất nhỏ và đơn giản nhưng lại có tác động rất phi thường vì sẽ tạo nên sự thân thiết, niềm tin của con cái với bố mẹ, là động lực lớn với trẻ.
Những lúc bố mẹ nóng nảy, hãy khoan xử lý mâu thuẫn mà hãy bình tĩnh lại, chờ thời điểm thích hợp để cùng lắng nghe và giải quyết vấn đề. Bố mẹ hãy xem cảm xúc của con như thế nào để tìm cách nói chuyện với con kĩ hơn, sâu hơn.
Cùng lắng nghe thêm về Điều khiến mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái qua video sau từ chia sẻ của thầy Ngô Minh Tuấn để có cái nhìn mới hơn về mâu thuẫn trong gia đình.
Hãy tham gia chương trình Thiền và đời sống, Chuyển hóa tâm thức cùng thầy Ngô Minh Tuấn tìm hiểu và giải đáp câu hỏi về Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái để có đời sống tốt hơn bạn nhé.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CEO NAM ĐỊNH HOLDING
Địa chỉ: 199 Quang Trung, TP. Nam Định
Hotline: 0888 12 14 16
Facebook: https://www.facebook.com/ceondholding
Youtube: https://www.youtube.com/c/CEONAMDINHHOLDING
Tin cùng chuyên mục:
Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI LÀ CHUYỂN HÓA TÂM THỨC
OAN GIA TRÁI CHỦ CÓ KHÔNG? NẾU CÓ, LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẢ NGHIỆP?