KHỞI NGHIỆP THẾ NÀO MỚI THÀNH CÔNG?

Khởi nghiệp thành công đòi hỏi phải đổi mới, sáng tạo. Đặc tính cơ bản của khởi nghiệp là tính đột phá nhằm tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn, chẳng hạn như có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất, một mô hình kinh doanh mới, hoặc một loại công nghệ độc đáo mới…

Tính cách tự lập và khả năng làm việc tốt luôn thúc đẩy bạn bắt đầu con đường khởi nghiệp ngay hôm nay. Tuy nhiên, bạn cần biết con đường khởi nghiệp sẽ vô cùng gian nan và thách thức, đặc biệt là trong lúc kinh tế đang rất khó khăn như hiện nay.

Vậy muốn khởi nghiệp thành công thì phải làm thế nào?

1. Không nên khởi nghiệp một mình

Bạn cần có người hiểu, chia sẻ, đồng cam cộng khổ với mình trong lúc khó khăn. Vai trò của người cùng khởi nghiệp rất quan trọng, nếu làm một mình bạn sẽ rất vất vả, hơn nữa nguy cơ thất bại cao, có thêm người sẽ thêm trí tuệ, sức, lực.

Khi chuẩn bị lập nghiệp bạn nên tìm một người thầy, người cố vấn cho mình. Tất cả mọi nhà vô địch đều có ít nhất một người thầy luôn bên cạnh mình. Ngay cả các doanh nghiệp lớn đều luôn có cố vấn, thậm chí phải trả chi phí khá cao để được tư vấn.

Nếu sự nghiệp mình xây dựng mà đúng với niềm đam mê thì cơ hội thành công của bạn sẽ rất cao và việc phát triển doanh nghiệp sẽ nhanh, bền vững. Vì khi khởi nghiệp, bạn rất vất vả và có thể phải làm việc cả ngày lẫn đêm. Nếu không có tình yêu và sự đam mê thì mọi việc sẽ nhanh chóng trở thành thảm họa. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp đã “chết” vì người chủ chỉ thích tiền mà không yêu sản phẩm và dịch vụ của mình, không yêu thích công việc anh ta đang làm.

2. Xây dựng các mối quan hệ

Các mối quan hệ này sẽ giúp bạn tự tin, có chỗ dựa, trong đó khách hàng đặc biệt quan trọng. Muốn kinh doanh tốt phải có nhiều khách hàng “ruột” – thường xuyên. Các buổi hội thảo, diễn đàn hiện nay đang thu hút rất nhiều doanh nhân tham gia. Nguyên nhân là tại các buổi này họ không chỉ nhận được kiến thức và kinh nghiệm quý báu mà còn tranh thủ cơ hội xây dựng mạng lưới quan hệ.

3. Phong cách làm việc chuyên nghiệp

Nhiều bạn khi khởi nghiệp theo kiểu gia đình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cách điều hành, phân công công việc, cách kiểm soát,… Công việc của từng vị trí, từng cá nhân phải rõ ràng. Xây dựng bộ máy khung, sau đó mới tuyển nhân sự và đào tạo cho phù hợp với khung. Một số bạn khác lại chọn người năng lực trước và bố trí vào đâu tính sau. Họ không quan tâm đến bộ máy khung của doanh nghiệp. Mỗi người có cách đi riêng. Cá nhân tôi thích cách thứ nhất. Phải chuyên nghiệp ngay từ đầu.

4. Học hỏi từ những người xung quanh

Nhiều bạn khởi nghiệp đã tìm đọc những cuốn sách của các tác giả là lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới. Điều này không sai. Tuy nhiên tôi khuyên bạn cũng nên tìm hiểu và học từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ những doanh nhân mới nổi, từ những người gần gũi với bạn. Do khoảng cách giữa họ và bạn không quá xa nên bạn học được nhiều điều bổ ích và thiết thực hơn.

5. Chú trọng tới đồng tiền

Người khởi nghiệp thành công không chỉ chuẩn bị đủ vốn cho lập nghiệp mà cần xây dựng kế hoạch dòng tiền. Cần bao nhiêu tiền? Huy động ở đâu? Khi nào? Làm sao sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất? Cũng nên nói thêm rằng cần hết sức tiết kiệm khi khởi nghiệp. Mua thiết bị văn phòng, đồ dùng là hàng cũ sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Bạn không nên quên việc tính đến các nhà đầu tư tiềm năng và những nguồn có thể vay được. Ở Việt Nam, khi bắt đầu khởi nghiệp, vay ngân hàng rất khó nên bạn đừng nghĩ đến chuyện vay ngân hàng. Không tính kỹ dòng tiền và các nguồn tài chính sẽ rất nguy hiểm – nhiều doanh nghiệp sẽ “chết” trước bình minh.

6. Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, slogan cho doanh nghiệp

Nếu những điều này làm tốt ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp lớn nhanh, đi xa. Muốn phát triển bền vững cần lưu ý đến văn hóa doanh nghiệp. Chính vì vậy logo, khẩu hiệu, đồng phục… phải được nghĩ đến càng sớm càng tốt.

Muốn khởi nghiệp thành công, cần rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc đầu tư. Nhiều doanh nhân và đặc biệt là các bạn trẻ không chuẩn bị hành trang, tư tưởng cho bản thân để sẵn sàng khởi nghiệp, dẫn đến nhiều doanh nghiệp chưa kịp bắt đầu đã phải kết thúc.

Những yếu tố cần thiết để khởi nghiệp thành công

1. Năng lực sáng tạo

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu con đường làm giàu của mình đó là bản thân bạn phải có một sự sáng tạo vượt bậc. Bởi vì chỉ có sự sáng tạo mới làm nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ, chỉ có sự sáng tạo hơn người mới có thể giúp bạn nhìn thấu toàn bộ thị trường hiện tại, tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh cho riêng mình. Kế hoạch này không nhất thiết phải bao gồm những ý tưởng mới hoàn toàn chưa ai nghĩ đến, mà nó phải tạo nên sự đột phá và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.

2. Vốn kinh doanh khởi nghiệp

Một trong những yếu tố quan trọng khác khi bạn muốn khởi nghiệp đó là vốn khởi nghiệp kinh doanh. Đây là nguồn nuôi dưỡng cho kế hoạch kinh doanh và là một đòn bẩy cho sự thành công của bạn.

3. Sự kiên trì

Sở dĩ sự kiên trì là một yếu tố quan trọng bởi vì trong quá trình khởi nghiệp không phải ai cũng có được thành công trong lần đầu bắt tay vào làm, có những người thất bại rất nhiều lần nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn tiếp tục đứng dậy để thực hiện ý tưởng của mình. Chính sự quyết tâm và lòng kiên trì trong con người đó đã tạo nên sự thành công về sau này của họ như câu nói: “Thất bại là mẹ thành công” . Thật sự, thực tế đã chứng minh rằng những doanh nhân thành công là những người có tinh thần quyết tâm cao hơn những người bình thường để vượt qua những trở ngại, có sự đam mê và kiên trì hơn người để đứng lên từ những thất bại trong thời gian ngắn.

4. Kiến thức nền tảng cơ bản

Hiện nay muốn làm bất cứ một việc gì trong bất cứ một ngành nghề nào bạn cũng cần phải có kiến thức về ngành nghề đó, vì thế nếu muốn khởi nghiệp trong một lĩnh vực nào đó bạn cũng nên tìm hiểu kĩ các kiến thức xung quanh lĩnh vực đó.

Việc hiểu biết các kiến thức cơ bản, chuyên môn trong lĩnh vực mình hoạt động hay nhiều khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp như sản phẩm, nhân lực, công nghệ, thị trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan là một bước đệm quan trọng giúp bạn tránh khỏi sự thất bại trong việc thiếu chuyên môn và những lí do ngoài ý muốn. Vì thế nếu bạn có ý định khởi nghiệp trước tiên hãy trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức này.

Để biết thêm những kiến thức thực tiễn hỗ trợ khởi nghiệp thành công, cùng lắng nghe những chia sẻ, truyền cảm hứng của thầy Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam.

————

Để được tư vấn chuyên sâu hơn và được hỗ trợ kiến thức để Đặt mục tiêu cho bản thân thành công hay trở thành Nhà sáng lập triệu đô, quý khách hàng vui lòng liên hệ với CEO Nam Định Holding theo thông tin dưới đây. Cam kết sẽ khiến bạn hài lòng và dễ dàng thành công, hạn chế tối đa rủi ro khi khởi nghiệp, kinh doanh tại Nam Định.

Thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *