Một trong các nghề kinh doanh khá phổ biến hiện nay đó là kinh doanh tạp hóa. Có thể nói, các cửa hàng tạp hóa xuất hiện khắp mọi nơi với quy mô lớn nhỏ khác nhau từ thành thị cho tới những vùng quê. Vậy liệu bán hàng tạp hóa tại nhà có giàu không? Cần những kinh nghiệm gì để kinh doanh tạp hóa có hiệu quả? Lợi nhuận kinh doanh ngành tạp hóa mang về bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Vậy để kinh doanh tạp hóa cần số vốn bao nhiêu?
Vốn để mở tiệm tạp hóa sẽ được ước tính dựa trên tiền thuê mặt bằng, tiền thuế, điện nước, thuê nhân viên, tiền nhập hàng, tiền trang trí, các vật dụng để thiết lập tiệm… Cụ thể như sau:
Số vốn thuê địa điểm mở cửa hàng
Vì bạn mở cửa hàng tạp hàng hóa tại nhà nên sẽ không mất chi phí thuê mặt bằng hàng tháng.
Chuẩn bị số vốn nhập hàng trước mở cửa hàng tạp hóa
Khi mới bắt đầu mở tiệm nên nhập với số lượng vừa phải, chưa cần nhiều nhưng cần nhập các loại hàng cơ bản và đa dạng.
Ví dụ nếu bạn mở tiệm tạp hóa nho nhỏ (15 – 20m2) vào khoảng 50 – 100 triệu là ổn, còn tiệm lớn hơn (100 – 200m2) khoảng 700 – 800 triệu.
Mở cửa hàng tạp hóa cần chi phí thuê nhân viên
Đối với các tiệm tạp hóa tại nhà, quy mô nhỏ sẽ tiết kiệm được chi phí này do sử dụng chính người mở tiệm bán hàng. Còn với các tiệm lớn hơn tùy theo quy mô mà tuyển nhân viên cho phù hợp.
Chi phí cho các trang thiết bị trưng bày hàng
Các trang thiết bị mà bạn cần mua sắm cho tiệm tạp hóa như quầy thu ngân, các kệ treo hàng, các giá trưng bày hàng, bóng đèn, máy tính tiền, camera an ninh chống trộm…
Tùy theo quy mô và sự đa dạng hàng hóa mà bạn sắm trang thiết bị, tổng chi phí khoảng 15 triệu đồng.
Chi phí khác
Ngoài ra còn các chi phí khác như: tiền điện, tiền nước, chi phí hao tổn…
Nhiều bạn thường bỏ qua những chi phí vụ vặt khi hạch toán số vốn mở cửa hàng tạp hóa, nhưng đó sẽ là sai lầm, vì các khoản chi phí nhỏ này đôi khi khá tốn kém.
Vì vậy, dù chỉ là 1000 đồng bạn vẫn nên đưa vào sổ sách để quản lý thu chi được chính xác nhất.
Như vậy, số vốn để mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn dao động từ 300-500 triệu và 600-800 triệu đối với thành thị. Tuy nhiên đây chỉ mang tính tương đối, sẽ còn phụ thuộc vào địa điểm, quy mô kinh doanh.
Vậy cần kinh nghiệm gì để kinh doanh tạp hóa tại nhà?
1. Nên mở tạp hóa dưới quê hay thành phố?
Cần hiểu rõ đặc thù của từng vùng trước khi chọn lựa.
Nông thôn và thành phố có những đặc thù khác nhau nên vốn kinh doanh tạp hóa cũng sẽ có sự chênh lệch, đặc biệt nguồn hàng, cách trang trí, bày biện hàng hóa cũng có sự khác biệt.
- Đặc điểm của vùng quê:
Cửa hàng tạp hóa tại các vùng quê sẽ trở thành nơi cung cấp các mặt hàng phục vụ cho sinh hoạt chính của người dân. Phạm vi kinh doanh thường khá rộng, có thể là khách hàng ở các khu vực lân cận cũng sẽ tới mua.
Do đó, kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa của những người đi trước cho rằng chi phí cần để mở tiệm tạp hóa ở vùng quê cũng không cao, các hàng hóa dễ bán và mức độ cạnh tranh thấp. Tuy nhiên, tổng thể thì lượng khách hàng sẽ không đông như ở thành phố. Do đó, lãi suất thu được không cao
- Đặc điểm của thành phố:
Dân cư ở thành phố đông đúc nên lượng khách hàng nhiều. Từ đó lãi suất của kinh doanh tạp hóa cũng cao hơn. Thế nhưng, khi kinh doanh tạp hóa ở thành phố đòi hỏi nhiều chi phí hơn. Các chi phí thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, nguồn hàng, nhân viên,… khá tốn kém. Mặt khác, sự cạnh tranh giữa các cửa hàng tạp hóa cũng rất khắc nghiệt.
Vì vậy, trước khi kinh doanh tạp hóa cần phải lên kế hoạch và cân nhắc với số vốn mình đang có để kinh doanh phù hợp và có hiệu quả.
2. Chọn những địa điểm đông đúc để mở cửa hàng để kinh doanh hiệu quả
Theo kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa thì vị trí cửa hàng tạp hóa nên nằm ở những khu vực có đông dân cư, gần chung cư, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, trục đường chính có lượng người qua lại đông
Cửa hàng có diện tích hợp lý, chi phí cho thuê nằm trong khoảng ngân sách và tốt nhất có nơi đậu xe. Trung bình, mức chi phí cho thuê cửa hàng sẽ từ 10 – 20 triệu đồng/tháng cho mặt bằng đẹp, diện tích 50m2. Nhìn chung, mặt bằng càng đẹp, rộng rãi nằm ở khu vực trung tâm thì giá thuê càng cao
Trường hợp gia đình bạn nằm ở mặt đường, có nhà mặt phố hay trong ngõ, hẻm lớn thì có thể tận dụng gian trước nhà để bán hàng tạp hóa. Như vậy có thể tiết kiệm một khoản chi phí thuê mặt bằng lớn.
3. Lên danh sách những mặt hàng cần nhập về để kinh doanh tạp hóa hiệu quả
Cửa hàng tạp hóa cần phải đáp ứng được đầy đủ nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày, ví dụ như bột giặt, dầu gội, dầu xả, sữa, muối, mắm, mì chính, đồ gia dụng,…
Khi lên danh sách các hàng hóa cần nhập về và số lượng hàng hóa bạn mới có thể tính toán được chi phí nhập hàng hóa. Danh sách hàng hóa sẽ phụ thuộc vào giá cả, nguồn vốn, đối tượng khách hàng mục tiêu.
Để kinh doanh tạp hóa hiệu quả, dù cho nguồn vốn của bạn dư dả thì cũng không nên nhập về quá nhiều hàng dự trữ trong kho vì có thể khiến hàng và vốn bị tồn đọng. Nếu hàng để lâu trong kho dễ bị hư hỏng do ẩm mốc, côn trùng tấn công hay hết hạn sử dụng.
4. Kinh doanh tạp hóa hiệu quả cần lên kế hoạch quảng bá
Đặt tên tạp hóa: Bạn nên đặt tên tạp hóa ngắn gọn, dễ nhớ, gây ấn tượng. Đó có thể là tên của chính chủ cửa hàng tạp hóa, của người thân gia đình hay tên thân mật,…
Làm biển quảng cáo: Dù cửa hàng tạp hóa có quy mô nhỏ thì vẫn nên làm một biển quảng cáo. Đó có thể là biển quảng cáo nhỏ đặt trước cửa hàng hay biển quảng cáo treo phía trên cửa hàng đều được
Dịch vụ khách hàng: Nếu như muốn cạnh tranh được với các cửa hàng tạp hóa khác hay các ông lớn trong ngành bán lẻ thì bạn cần phải có dịch vụ khách hàng tốt. Khi giao tiếp với khách hàng phải có thái độ vui vẻ, thân thiện, niềm nở, nói chuyện lịch sự để tạo ấn tượng tốt
Chiến lược marketing: Bạn có thể triển khai một số chiến lược quảng cáo cho cửa hàng, ví dụ như giảm giá bán, tặng quà,… Nếu cửa hàng tạp hóa có quy mô vừa và lớn thì có thể triển khai thêm cả chương trình tích điểm đổi quà tặng, giao hàng tại nhà,…
5. Kinh doanh tạp hóa hiệu quả cần lựa chọn nhà cung cấp
Lựa chọn nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn tới việc kinh doanh tạp hóa sau này. Bạn cần phải làm việc với từng nhà cung cấp của từng nhãn hàng hóa trước khi nhập hàng về. Khi mới bắt đầu, chưa có kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa bạn có thể lựa chọn nhập hàng từ các đại lý, siêu thị bán buôn. Như vậy bạn sẽ chỉ cần nhập hàng từ một nơi mà thôi.
Sau một thời gian kinh doanh, nhân viên tiếp thị của các nhãn hàng sẽ tự động tìm tới để giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu và chính sách cung cấp hàng hóa cho tạp hóa. Khi này nếu bạn nhập hàng trực tiếp từ nhà cung cấp có thể sẽ giảm được giá đầu vào và còn có thể hưởng những ưu đãi, hoa hồng, chiết khấu lớn nếu trưng bày sản phẩm của họ ở vị trí bắt mắt trong cửa hàng.
Trên đây là các kinh nghiệm để kinh doanh tạp hóa hiệu quả. Tuy kinh doanh tạp hóa không còn mới nhưng nếu có kế hoạch cụ thể, mô hình kinh doanh này vẫn có thể tạo ra doanh thu, lợi nhuận cao.
————
CEO Nam Định Holding – Với nhiều năm trong lĩnh vực, tự tin sẽ giúp bạn khởi nghiệp với Ý tưởng kinh doanh phòng trọ dễ dàng và thành công sớm nhất.
Thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
CEO NAM ĐỊNH HOLDING
Địa chỉ: 199 Quang Trung, TP.Nam Định
Hotline: 0888 12 14 16
Facebook: https://www.facebook.com/ceondholding
MÔ HÌNH TRANG TRẠI SINH THÁI GẮN VỚI DU LỊCH Ở NÔNG THÔN