LÀM SAO ĐỂ KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG?

Bước sang thế kỉ 21, khi nền kinh tế Việt Nam có những biến chuyển tích cực, nhiều loại hình kinh doanh đã xuất hiện gắn với những tên tuổi khởi nghiệp thành công. Càng ngày, số lượng những người có ý định khởi nghiệp và nuôi giấc mơ trở thành một ông chủ độc lập càng nhiều. Nhưng không phải ai khởi nghiệp cũng thành công, nhiều người đã phải chấp nhận thất bại cay đắng hết lần này đến lần khác. Vậy phải làm gì để khởi nghiệp thành công? Hãy cùng CEO Nam Định Holding tìm hiểu nhé!

1. Xây dựng ý tưởng khoa học, chi tiết

Theo kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của nhiều người nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam, bất kì một dự án khởi nghiệp nào cũng bắt nguồn từ những ý tưởng. Ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp chính là chiếc chìa khóa, là bước đệm đưa bạn đến với con đường hiện thực hóa ước mơ của mình.

Trong số những người khởi nghiệp hiện nay, số lượng các bạn trẻ không hề nhỏ. Đó chính là đối tượng đang sống trong giai đoạn sung sức nhất, nhiệt huyết nhất nên nguồn ý tưởng thường rất dồi dào và đầu táo bạo.

Nhưng theo chia sẻ khởi nghiệp thành công của nhiều người, một ý tưởng độc đáo chưa thể làm nên thành công. Muốn làm rõ con đường khởi nghiệp của mình, bạn phải chắc chắn về ý tưởng kinh doanh – tức là ý tưởng đó có tính khả thi, có thể triển khai và vận hành được một cách trơn chu.

Tiếp theo, việc bạn phải chi tiết hóa ý tưởng của mình một cách khoa học là điều vô cùng quan trọng. Để chi tiết ý tưởng ấy, bạn phải vạch ra được mục tiêu, sứ mệnh, định hướng, tiêu chí hoạt động,… trong doanh nghiệp tương của mình. Chắc chắn, nhiều start-up khi bắt tay vào việc này sẽ phần nào đánh giá được tính khả thi của dự án: nếu có thể triển khai được ý tưởng thành từng nhánh nhỏ để mường tượng rõ hơn về doanh nghiệp của bạn, khả năng thành công là hoàn toàn có thể; ngược lại, nếu quá trình chi tiết hóa ý tưởng bạn thấy các định hướng, mục tiêu không rõ ràng, bạn phải bắt đầu lại nếu không muốn thất bại nhanh chóng.

2. Dám đối mặt với thách thức, thất bại

Ai ai cũng biết rằng thất bại là điều không tránh khỏi. Thực tế, nhiều start-up phải chấp nhận đôi ba lần thất bại trước khi nhận được những quả ngọt đầu tiên. Bất kì người nào khi phải chấp nhận thất bại, lỗ vốn, công sức bỏ ra “công cốc” đều cảm thấy nản lòng, thậm chí suy sụp và yếu đuối.

Chính vì thế, một trong những kinh nghiệm được nhiều người đúc rút chính là tinh thần dám đối mặt với những thất bại. Với sự mạnh mẽ, lạc quan, một cá nhân sau khi gục ngã với dự án tâm huyết của mình sẽ không bao giờ buông xuôi. Hoặc là họ tìm ra định hướng làm việc mới, hoặc họ phải “lột xác” để làm mới tư duy, cách quản lý, vận hành công việc của mình.Trong những thời điểm then chốt như vậy, nếu không có sự làm chủ bản thân, bạn sẽ không bao giờ vững lòng để bắt đầu lại tất cả được nữa.

Vì thế, gắn liền với tinh thần dám chấp nhận thất bại, một người muốn khởi nghiệp thành công phải có khả năng làm chủ làm bản thân và kiên định trước mọi sóng gió và tác động từ xung quanh. Đây là một yếu tố không thể thiếu và luôn được nhiều người nhắc đi nhắc lại khi nói về kinh nghiệm khởi nghiệp thành công.

3. Tiếp tục nghĩ lớn

Khởi nghiệp là một cuộc khai hoang quy mô lớn. Thông thường, kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh thành công mà nhiều người truyền đạt cho các bạn trẻ là khai thác thị trường, tìm đến những khoảng trống mà chưa một doanh nghiệp nào tìm đến. Đó chính là một trong những điểm then chốt giúp cho dự án khởi nghiệp của bạn có tương lai phát triển.

Tuy nhiên, cuộc khai hoang của một start-up không được phép dừng lại ở một thửa ruộng, một khu vườn. Chỉ có nghĩ lớn, có kế hoạch phát triển doanh nghiệp trong tương lai, dự án khởi nghiệp của bạn mới có thể tồn tại bền vững. Từ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của bản thân, các start-up nổi tiếng đều cho rằng nếu không mở ra tầm nhìn tương lai cho doanh nghiệp, nhiều khả năng công việc của bạn sẽ bị ngưng đọng, bế tắc vì đến một thời điểm nào đó, thị trường bão hòa đi.

Không chỉ là tham vọng phát triển, làm giàu, việc “nghĩ lớn” và có những định hướng mở rộng doanh nghiệp giúp bạn nhìn rõ hơn quy mô có thể đạt đến của doanh nghiệp mình. Trong khâu hoạch định chiến lược phát triển này, theo kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của nhiều nhà kinh doanh, bạn sẽ tìm thấy những điểm yếu của doanh nghiệp mình trong quá trình đang hoạt động. Từ đó, người làm kinh doanh sẽ biết cách để thay đổi, điều chỉnh lại hoạt động của doanh nghiệp.

Kết

Kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của những ông chủ lớn đúc kết lại chắc chắn sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về việc khởi nghiệp – những cơ hội, thách thức và khả năng thành công của chính mình. Khởi nghiệp là một con đường rộng mở nhưng đầy chông gai, những người đi sau nên học hỏi kinh nghiệm khởi nghiệp khởi nghiệp của những người đi trước, nhìn từ hai phía thất bại và thành công để chuẩn bị tâm thế cho bản thân trước khi bắt đầu xây những viên gạch đầu tiên.

Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ từ thầy Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam để tìm hiểu thêm về Những kinh nghiệm khởi nghiệp thành công cho doanh nghiệp!

————

Để được tư vấn chuyên sâu hơn về Kinh nghiệm khởi nghiệp thành công, quý khách hàng vui lòng liên hệ với CEO Nam Định Holding theo thông tin dưới đây. Cam kết sẽ khiến bạn hài lòng và dễ dàng thành công, hạn chế tối đa rủi ro khi khởi nghiệp, kinh doanh tại Nam Định.

Thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *