Cổ đông là người sở hữu doanh nghiệp, họ có ảnh hưởng lớn với doanh nghiệp. Doanh nghiệp khởi nghiệp cần thận trọng khi lựa – chọn cổ đông, thà thiếu chứ không chọn bừa.
Cổ đông có “vấn đề” doanh nghiệp rất khó tồn tại và phát triển. Một khi đã lựa – chọn cổ đông rồi thì dù bạn có thích hay không thì người ta vẫn đồng hành cùng doanh nghiệp đến cuối cùng.
Vậy câu hỏi đặt ra, khi doanh nghiệp tư nhân khởi nghiệp thì phải lựa chọn cổ đông như thế nào, tiêu chí cụ thể ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với bài viết sau.
1. Cùng chung chí hướng
Tất cả cổ đông phải thống nhất với phương hướng phát triển và giá trị cốt lõi, việc cần làm của công ty, phương pháp và giới hạn đạo đức phải tuân thủ khi làm việc. Một người muốn xây dựng thương hiệu trăm năm và một người muốn giàu nhanh, một người muốn kinh doanh đứng đắn đàng hoàng và một người đi ngang về tắt thì không thể hợp tác với nhau, chứ đừng nói là góp vốn làm cổ đông.
2. Sự phù hợp
Cổ đông phải là người có giá trị với công ty, phù hợp với công ty về 1 khía cạnh nào đó, có thể đóng góp không chỉ về kinh tế mà còn về chuyên môn cho công ty
3. Xuất vốn đầu tư
Cổ đông phải xuất vốn đầu tư, những cổ đông không xuất vốn thường có suy nghĩ và xuất phát điểm khác với cổ đông xuất vốn đầu tư, cho nên cảm giác thuộc về công ty cũng không giống nhau.
Góp vốn bằng tiền hoặc tài sản đầy đủ, đúng hạn, tránh sự chậm trễ gây ảnh hưởng đến dự án, quá trình làm việc của công ty.
4. Là người thành tín, chấp nhận và tôn trọng quy tắc cuộc chơi
Cổ đông phải có chung nhận thức về quy tắc chỉnh thể hợp thành, giữa các cổ đông phải hợp tác theo quy tắc trò chơi, cổ đông không thành tín là “quả bom hẹn giờ” với sự phát triển của công ty.
5. Sự cam kết
Cam kết tôn trọng và tuân thủ luật chơi,đảm bảo tính bí mật và sự đoàn kết trong suy nghĩ và hành động giữa các cổ đông và chiến lược phát triển công ty.
Cam kết đi 1 đoạn đường đủ dài với doanh nghiệp, không quay giữa đường, luôn đủ vốn – lo được vốn để đồng hành cùng với doanh nghiệp theo chiến lược đã định.
Cam kết gắn bó với doanh nghiệp 1 thời gian đủ dài và không kinh doanh, sản xuất trùng với ngành nghề sản xuất – kinh doanh mà doanh nghiệp mình đang góp vốn vận hành.
Dưới đây là liệt kê 4 sai lầm tiêu biểu về cách chọn cổ đông của người khởi nghiệp:
1. Dùng cổ phần để khích lệ công nhân viên:
Việc làm này khiến cổ phần phân tán, hình thành nhiều cổ đông nhỏ, mà cũng chẳng đặt được tác dụng khích lệ. Nhất là công ty mới vừa đi vào hoạt động, công nhân viên không tin vào giá trị của cổ phần, bạn có cho cũng như không. Và khi công ty đã phát triển, những cổ đông như vậy có thể là nguồn gốc của những vấn đề rắc rối.
2. Để bạn bè giúp đỡ ngắn hạn trở thành cổ đông:
Nhiều người khởi nghiệp vì cần người nào đó giúp đỡ công ty mà tặng cổ phần cho người đó, việc này là sai lầm. Bạn nên nhớ rằng công ty mới khởi nghiệp chẳng là gì trong mắt người khác. Mặt khác, dù đối phương có thể giúp được, thì trao quyền cổ phần cho họ chưa chắc đã thích hợp, vì bạn phải bỏ ra cái giá nhất định. Rõ ràng, thứ bạn đưa ra không phải là lợi ích mà là quyền lợi cổ đông. Trong một tương lai gần, chuyện gì sẽ xảy ra một khi đối phương thực hành quyền này?
3. Để cho người thân làm cổ đông:
Lý do chủ yếu mà bạn không nên để người thân làm cổ đông vì những người này không thể tách bạch giữa vai trò nhà đầu tư và vai trò của người thân, Công ty thời kỳ đầu chưa định hình được nên rủi ro rất lớn, mà khả năng chịu đựng rủi ro của người Việt Nam thực tế không cao lắm. Nếu chẳng may gặp trắc trở, rất có thể chính bạn sẽ cảm thấy bất an về mặt lương tâm, cũng như ảnh hưởng đến mối quan hệ thân tình.
4. Chọn nhầm nhà đầu tư chiến lược:
Việc chọn nhà đầu tư chiến lược cần phải thận trọng. Bạn phải tìm hiểu kỹ lai lịch của người đó trước khi chọn làm cổ đông, nếu không, bạn sẽ chọn nhầm nhà đầu tư chiến lược từ công ty đối thủ cạnh tranh.
————
Để được tư vấn chuyên sâu hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ với CEO Nam Định Holding theo thông tin dưới đây. Cam kết sẽ khiến bạn hài lòng và dễ dàng thành công với việc lựa chọn cổ đông sáng lập doanh nghiệp và dễ dàng thành công, hạn chế tối đa rủi ro khi khởi nghiệp, kinh doanh.
Thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
CEO NAM ĐỊNH HOLDING
Địa chỉ: 199 Quang Trung, TP. Nam Định
Hotline: 0888 12 14 16
Facebook: https://www.facebook.com/ceondholding
YẾU TỐ GIÚP BẠN KINH DOANH THÀNH CÔNG
Pingback: 3 BỘ PHẬN GIÚP BẠN XÂY DỰNG PHÒNG KINH DOANH
Pingback: KHỞI NGHIỆP LÀ PHẢI CHẤP NHẬN SỰ CÔ ĐƠN
Pingback: XÁC ĐỊNH TÍNH KHẢ THI CỦA Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP
Pingback: TẤT TẦN TẬT VỀ THỊ PHẦN TRONG KINH DOANH
Pingback: 18 BÀI HỌC KHỞI NGHIỆP XƯƠNG MÁU - CEO Nam Định Holding
Pingback: TƯ DUY KHỞI NGHIỆP THẾ NÀO LÀ ĐÚNG? - CEO Nam Định Holding
Pingback: KHỞI NGHIỆP THẾ NÀO MỚI THÀNH CÔNG? - CEO Nam Định Holding
Pingback: Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP "KHÔNG CẦN VỐN" NĂM 2022
Pingback: LỜI KHUYÊN KHỞI NGHIỆP ĐẮT GIÁ DÀNH CHO BẠN
Pingback: KHỞI NGHIỆP THẤT BẠI LÀ DO ĐÂU? - CEO Nam Định Holding
Pingback: PHÂN TÍCH TÂM LÝ KHÁCH HÀNG ĐỂ THÀNH CÔNG
Pingback: KIẾN THỨC KHỞI NGHIỆP CẦN BIẾT TRƯỚC KHI KINH DOANH
Pingback: NHỮNG BÀI HỌC KINH DOANH ĐẮT GIÁ BẠN NÊN BIẾT
Pingback: KHỞI NGHIỆP KINH DOANH: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GỌI VỐN ĐẦU TƯ
Pingback: 4 NGUỒN LỰC CẦN THIẾT ĐỂ KHỞI NGHIỆP KINH DOANH
Pingback: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
Pingback: LÀM SAO ĐỂ KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG? - CEO Nam Định Holding
Pingback: BỘ PHẬN NHÂN SỰ LÀ GÌ? - CEO Nam Định Holding
Pingback: SỨ MỆNH DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? TẦM NHÌN, GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Pingback: DOANH NGHIỆP SẮP PHÁ SẢN PHẢI LÀM SAO? CEO Nam Định Holding
Pingback: 4 VẤN ĐỀ KHỞI NGHIỆP CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY
Pingback: YẾU TỐ GIÚP BẠN KINH DOANH THÀNH CÔNG
Pingback: KHỞI NGHIỆP DỄ HAY KHÓ? - CEO Nam Định Holding