Nghệ thuật quản trị vô cùng quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp, lãnh đạo cấp cao, cấp trung vì tính mềm dẻo linh hoạt trong việc sử dụng các nguyên tắc, công vụ, phương pháp kinh doanh và quản trị. Nhưng trong thực tiễn, nhiều doanh chủ và các cấp lãnh đạo chưa nắm được thực chất nghệ thuật quản trị là gì và làm sao để áp dụng nghệ thuật quản trị vào công việc?
Bài viết sau sẽ hỗ trợ bạn các kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về nghệ thuật quản trị.
Nghệ thuật quản trị (The Art of Administration) là gì?
Có thể hiểu nghệ thuật quản trị là tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng các nguyên tắc, công cụ, phương pháp kinh doanh; tính nhạy cảm trong việc phát hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh một cách khôn khéo và tài tình nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định với hiệu quả kinh tế cao nhất.
Như vậy, nghệ thuật quản trị đề cập đến thái độ, cách ứng xử của các nhà quản trị trong các tình huống khác nhau. Trong khái niệm nghệ thuật quản trị cái khó là nhà quản trị phải nhận thức được thế nào là tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng các nguyên tắc.
Một số nghệ thuật quản trị chủ yếu
Nghệ thuật tự quản trị
Là nghệ thuật tự quản trị chính mình. Muốn quản trị người khác và làm chủ được mọi tình huống thì nhà quản trị phải biết làm chủ chính bản thân mình và rèn luyện cho mình những thói quen cần thiết sau:
– Hình thành thói quen dám chịu trách nhiệm
– Hình thành thói quen suy nghĩ chín chắn trước khi bắt đầu công việc
– Hình thành mong muốn, niềm tin và tính kiên trì
– Hình thành thói quen đưa cái quan trọng nhất lên trước
– Hình thành thói quen tự đánh giá năng lực bản thân
Nghệ thuật ứng xử với cấp dưới
Để tiến hành các hoạt động quản trị, nhà quản trị phải thường xuyên giao tiếp với mọi nhân viên dưới quyền. Muốn đạt được hiệu quả trong giao tiếp với nhân viên dưới quyền, nhà quản trị phải có nghệ thuật ứng xử với cấp dưới.
– Biết quan tâm tới người dưới quyền
– Hiểu người
– Nghệ thuật thưởng phạt
Nghệ thuật giao tiếp đối ngoại
Mọi quan hệ giao tiếp của lãnh đạo doanh nghiệp với bạn hàng, công chức nhà nước, phóng viên báo chí và cả đối thủ cạnh tranh… là quan hệ giao tiếp đối ngoại. Để đạt được hiệu quả cao trong các quan hệ giao tiếp này xét trên góc độ tâm lí học nhà quản trị ó thể và cần phải rèn luyện hình thành một số nghệ thuật cơ bản sau:
– Luôn có thói quen chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi giao tiếp
– Hình thành kĩ năng giao tiếp
– Nghệ thuật gây thiện cảm trong giao tiếp
– Nghệ thuật thuyết phục
Quản trị là một nghệ thuật. vì nó còn lệ thuộc khá lớn vào cá nhân của chủ doanh nghiệp (thiên bẩm, tài năng, mối quan hệ, cơ may vận rủi…). Nghệ thuật quản trị còn thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo, ứng phó kịp thời với từng tìnhhuống cụ thể của nhà quản trị (vì môi trường kinh doanh luôn biến đổi…). Nghệ thuật quản trị được tạo lập trên cơ sở của tiềm lực (sức mạnh), tài thao lược kinh doanh (kiến thức và thông tin) và yếu tố giữ được bí mật ý đồ. Tiềm lực, sức mạnh của doanh nghiệp là một thực lực cơ bản tạo cơ sở cho nghệ thuật kinh doanh.
Để biết thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về Nghệ thuật quản trị doanh nghiệp, mời bạn lắng nghe những chia sẻ của thầy Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam.
CEO Nam Định Holding sẽ tư vấn, cung cấp kiến thức về Nghệ thuật quản trị doanh nghiệp và các giải pháp giúp bạn trở thành Nhà quản trị thông minh, hỗ trợ bạn về vận hành, quản trị doanh nghiệp, cam kết sẽ khiến bạn hài lòng.
Đăng ký tham gia ngay khóa Huấn luyện quản trị do thầy Ngô Minh Tuấn trực tiếp đào tạo và chia sẻ để trang bị cho mình những bài học khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp vững chắc, dễ dàng thành công và hạn chế tối đa rủi ro khi vận hành, quản trị doanh nghiệp.
————
Thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
CEO NAM ĐỊNH HOLDING
Địa chỉ: 199 Quang Trung, TP.Nam Định
Hotline: 0888 12 14 16
Facebook: https://www.facebook.com/ceondholding
Youtube: https://www.youtube.com/c/CEONAMDINHHOLDING
Tin cùng chuyên mục:
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP