Quản lý cấp trung là cấp quản lý trung gian giữa lãnh đạo cấp cao và quản lý cấp dưới. Họ chịu trách nhiệm báo cáo công việc với quản lý cấp trên và triển khai, phân công công việc với các quản lý cấp dưới. Tuy có tầm quan trọng như vậy, khi doanh nghiệp tái cơ cấu, các quản lý cấp trung vẫn có thể bị cắt giảm để tinh gọn bộ máy. Vì vậy, những nhà quản lý cấp trung cần thường xuyên nâng cao những năng lực của mình để hoàn thành công việc một cách tốt hơn.
Định nghĩa về quản lý cấp trung
Hầu hết các doanh nghiệp đều sẽ có ba cấp độ quản lý: quản lý cấp thấp, quản lý cấp trung và quản lý cấp cao. Những nhà quản lý này được phân loại theo thẩm quyền quản lý của họ và những công việc khác nhau. Ở nhiều doanh nghiệp, một cấu trúc kim tự tháp sẽ cho biết số lượng các nhà quản lý ở mỗi cấp.
Quản lý cấp trung là cấp lãnh đạo trung gian, ít thẩm quyền hơn những quản lý cấp cao và ở trên những quản lý cấp thấp nhất trong dội ngũ nhân viên điều hành. Ví dụ, Giám sát điều hành cũng có thể coi là một quản lý cấp trung, họ cũng có thể không được phân loại là nhân viên quản lý, tùy thuộc vào chính sách cụ thể của doanh nghiệp.
Mô hình tổ chức kim tự tháp bốn tầng: Nhân viên, quản lý cấp trung, quản lý cấp cao và giám đốc điều hành.
Hình ảnh này minh họa cho cấp bậc quản lý trong một công ty. Lưu ý rằng quản lý cấp trung thì làm những công việc như: (1) quản lý hệ thống thông tin, cần năng lực kỹ thuật của họ; (2) báo cáo hiệu quả của hệ thống với các nhà quản lý cấp cao và (3) giao nhiệm vụ xuống cho các nhân viên.
Vai trò của những nhà quản lý cấp trung
Các nhà quản lý cấp trung có thể bao gồm những nhà quản lý chung, các giám đốc chi nhánh, và các giám đốc bộ phận. Họ chịu trách nhiệm với những lãnh đạo cấp cao về bộ phận của họ, và họ dành nhiều thời gian để tổ chức và phân chia công việc cho những quản lý cấp thấp. Vai trò của các quản lý cấp trung được nhấn mạnh trong những điểm sau:
- Tổ chức thực hiện các công việc phù hợp với chính sách của công ty và mục tiêu của ban lãnh đạo.
- Mô tả và thảo luận các thông tin và chính sách từ ban lãnh đạo tới các quản lý cấp thấp.
- Quan trọng nhất, truyền cảm hứng và hướng dẫn cho các nhà quản lý cấp thấp để giúp họ nâng cao hiệu suất và hoàn thành các mục tiêu kinh doanh.
- Quản lý cấp trung cũng có thể giao tiếp với cấp trên bằng cách đưa ra những đề xuất và ý kiến phản hồi với ban lãnh đạo. Vì các nhà quản lý cấp trung tham gia nhiều hơn vào những công việc hằng ngày của công ty, họ có thể cung cấp những thông tin giá trị cho các quản lý cấp cao, giúp họ nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty bằng một tầm nhìn rộng hơn, có tính chiến lược hơn.
Chức năng của nhà quản lý cấp trung
- Lên kế hoạch và điều hành hoạt động nhóm hiệu quả, hệ thống thông tin.
- Xác định và giám sát các chỉ số hiệu suất cấp nhóm.
- Đoán trước và giải quyết cá vấn đề trong và giữa các nhóm.
- Thiết kế và triển khai hệ thống thưởng.
- Hỗ trợ các hoạt động hợp tác.
- Báo cáo hiệu suất công việc lên các quản lý cấp trên (the chain of command) khi có áp dụng, đề xuất thay đổi chiến lược.
Kết
CEO Nam Định Holding sẽ tư vấn, cung cấp kiến thức về Quản lý bộ phận, quản trị doanh nghiệp và các giải pháp giúp bạn trở thành Nhà quản lý cấp trung thành công, hỗ trợ bạn về vận hành, quản trị doanh nghiệp, cam kết sẽ khiến bạn hài lòng.
Đăng ký tham gia ngay khóa Huấn luyện quản trị do thầy Ngô Minh Tuấn trực tiếp đào tạo và chia sẻ để trang bị cho mình những bài học khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp vững chắc, dễ dàng thành công và hạn chế tối đa rủi ro khi vận hành, quản trị doanh nghiệp.
————
Thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
CEO NAM ĐỊNH HOLDING
Địa chỉ: 199 Quang Trung, TP.Nam Định
Hotline: 0888 12 14 16
Facebook: https://www.facebook.com/ceondholding
Youtube: https://www.youtube.com/c/CEONAMDINHHOLDING
Tin cùng chuyên mục:
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP