Trong khoảng 5 năm trở lại đây, quản trị nhân sự mới được nhắc đến nhiều và thực tế là, khoa học về quản trị nhân sự ở Việt Nam vẫn còn đi sau các nghiên cứu và xu hướng quản trị nhân sự trên thế giới. Vậy đâu những vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp nước nhà? Hiện trạng Việt Nam đang có bao nhiêu nỗi đau quản trị nhân sự?
1. Không có công cụ tuyển dụng khoa học, hiệu quả
Ở nhiều doanh nghiệp, hoạt động tuyển dụng hiện nay hầu hết là dựa vào kinh nghiệm chứ không có chân dung ứng viên cụ thể (mô tả công việc, chuẩn năng lực,…) để làm tiêu chuẩn lọc CV và phỏng vấn, vì thế, có thể nói, hoạt động tuyển dụng hoàn toàn là cảm tính.
Việc này là rất rủi ro bởi ta không xác định được người mình cần tuyển phải có những năng lực, phẩm chất nào mà chỉ dựa vào kinh nghiệm và cảm giác. Mãi không tuyển dụng được người ưng ý vì số lượng CV ít hoặc đòi hỏi chất lượng cao hoặc tuyển người gấp rút, lấp chỗ trống khiến nhân sự ra vào liên tục gây hậu quả cho hệ thống. Đôi khi, một ứng viên thể hiện xuất sắc ở buổi phỏng vấn không phải do họ có năng lực mà là vì kinh nghiệm nhảy việc quá nhiều nên có thể đối đáp trôi chảy như thế. Những ứng viên này sau khi vào làm việc sớm muộn cũng sẽ ra đi bởi năng lực nghiệp vụ không đủ và cứ thế, việc tuyển dụng lại tiếp tục xoay vòng.
2. Lương thưởng thỏa thuận bằng miệng, không có bảng lương khoa học
Điều này có thể không gây ảnh hưởng quá lớn trong thời gian đầu nhân sự làm việc ở công ty nhưng về lâu dài, nó có thể gây bất mãn nội bộ và dần dần, các bất mãn sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.
Không có hệ thống đánh giá công việc và lộ trình thăng tiến rõ ràng để tạo động lực cũng như mục tiêu cho nhân sự. Nếu có ngạch, bậc lương rõ ràng nghĩa là doanh nghiệp đã cài vào ý thức nhân viên rằng lương do hệ thống quyết định thay vì do CEO quyết định. Mỗi năm có hai lần đánh giá tăng lương thì tránh được tình trạng nhân viên liên tục nhắn tin đòi tăng lương có thể gây ra tình trạng ai “kêu” nhiều thì được tăng lương trong khi những người “lầm lũi” làm không ý kiến lại không được tăng. Đây chính là mầm mống của sự mất công bằng giữa các nhân sự, và sau này sẽ trở thành bất mãn nội bộ.
Chính sách đãi ngộ không rõ ràng, không đủ để giữ chân người tài cho doanh nghiệp: Không có chính sách ưu đãi, khuyến khích cho những nhân viên ưu tú, lộ trình tăng lương thưởng cho những thành tích xuất sắc, khiến nhân viên dứt áo ra đi sang các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
3. Không có chương trình đào tạo và phát triển năng lực
Có thể nói, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một quá trình bắt buộc phải có trong mỗi doanh nghiệp và nó đã bắt đầu ngay từ chương trình Đào tạo hội nhập dành cho nhân viên mới.
Thiếu hệ thống đào tạo cho nhân sự mới, hoặc hệ thống đào tạo nghiệp vụ nâng cao cho nhân sự khiến nhân sự tự mãn với công việc. Nhân viên mới ít nhất phải hiểu lịch sử hình thành, văn hoá doanh nghiệp, quy trình thường xuyên được sử dụng để họ có cảm giác công ty làm việc chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, việc đào tạo phát triển các nhân sự có tài năng chuẩn bị cho các kế hoạch phát triển là điều cần thiết, từ đó tác động tích cực vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Không có hệ thông đánh giá năng lực và kết quả công việc
Một vấn đề nổi cộm chính là, khi đánh giá kết quả làm việc, nhiều doanh nghiệp không dựa trên tiêu chuẩn cụ thể hay một công cụ nào đó mà chỉ đánh giá chung chung, cảm tính. Như thế này, bản đánh giá đó sẽ không được sử dụng cho bất kỳ việc gì cả, thậm chí còn tạo ra bất mãn nội bộ.
Thêm nữa, về vấn đề đánh giá năng lực, mỗi một vị trí đều có yêu cầu về năng lực cụ thể và định kỳ, doanh nghiệp cần tổ chức các hoạt động để đánh giá xem các nhân sự đang ngồi ở vị trí ấy có đáp ứng được năng lực cần thiết hay không; và đâu là khoảng cách nhân lực của các nhân sự ấy để sau này bồi dưỡng thêm trong các chương trình đào tạo nghiệp vụ. Ngược lại, nếu nhân sự có năng lực vượt qua cả chuẩn năng lực cần phải có, doanh nghiệp có thể cất nhắc để nhân sự đó tham gia các khóa đào tạo cán bộ, đào tạo chuyên sâu thay vì lãng phí một tài năng.
5. Không xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Có một sự “ngược đời” rằng, các doanh nghiệp lớn có điều kiện, tiền đề thu hút nhân tài thì lại đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực này trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần văn hóa doanh nghiệp làm nhưng lại quyết định “làm ngơ”. Ít có doanh nghiệp nào làm rõ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì, các quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp, các cấu phần hệ thống và một hệ thống chuẩn mực giá trị để nhân sự có thể cư xử theo.
Cách quản trị nhân sự trong cách doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là theo kinh nghiệm và dựa vào cảm tính, thiếu tính chuyên nghiệp vì vậy xảy ra khá nhiều vấn đề trong quản trị nhân sự. Nhân viên thiếu sự chủ động trong công việc, lười biếng, các quản lý cấp trung và CEO là người ôm nhiều việc. Hệ thống phân chia công việc và đánh giá thiếu tính chặt chẽ khiến nhân viên không có kế hoạch công việc khiến ngày thì ngồi chơi, ngày thì ôm đồm khiến chất lượng công việc giảm sút. CEO thì ôm đồm và chỉ việc tận tay, giao việc gì nhân viên xử lý việc đó, thụ động phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp.
VẬY GIẢI PHÁP LÀ GÌ?
Những người làm quản trị căn cứ vào nỗi đau trên để tìm ra cho mình những giải pháp hiệu quả nhất để quản trị và giữ được những con người có giá trị cho doanh nghiệp mình. Chỉ khi nhân sự được quản trị hiệu quả, những con người trong doanh nghiệp làm việc 1 cách chủ động thì doanh nghiệp mới có thể vận hành tự động tiến tới tự động hóa doanh nghiệp.
LÀ DOANH NHÂN DOANH CHỦ BẠN ĐANG BĂN KHOĂN VỀ GIẢI PHÁP CHO NỖI ĐAU QUẢN TRỊ NHÂN SỰ cho năm 2022?
CEO Nam Định Holding sẽ tư vấn, cung cấp kiến thức, giải pháp về Nỗi đau quản trị nhân sự và hỗ trợ bạn về vận hành, quản trị doanh nghiệp, cam kết sẽ khiến bạn hài lòng.
Đăng ký tham gia ngay khóa Huấn luyện quản trị do thầy Ngô Minh Tuấn trực tiếp đào tạo và chia sẻ để trang bị cho mình những bài học khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp vững chắc, dễ dàng thành công và hạn chế tối đa rủi ro khi vận hành, quản trị doanh nghiệp.
————
Thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
CEO NAM ĐỊNH HOLDING
Địa chỉ: 199 Quang Trung, TP.Nam Định
Hotline: 0888 12 14 16
Facebook: https://www.facebook.com/ceondholding
Youtube: https://www.youtube.com/c/CEONAMDINHHOLDING
Tin cùng chuyên mục:
Im very happy to find this web site. I want to to thank you for ones time just for this fantastic read!! I definitely appreciated every part of it and i also have you saved as a favorite to see new information in your blog.