QUYẾT ĐOÁN HAY ĐỘC ĐOÁN, BẠN THUỘC PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO NÀO?

Dưới góc nhìn từ phía một nhân viên, phong cách lãnh đạo phần lớn sẽ được biểu hiện dựa vào các hành động rõ ràng hay ngụ ý từ lãnh đạo của họ. Phong cách lãnh đạo cũng chính là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản lý của các nhà lãnh đạo. Bên cạnh đó cũng ảnh hưởng tới tập hợp, thu hút những người điều hành đối với quá trình thực hiện những mục tiêu tổ chức đề ra.

Vậy quyết đoán hay độc đoán, bạn thuộc phong cách lãnh đạo nào?

1. Phong cách lãnh đạo độc đoán:

Phong cách lãnh đạo độc đoán là một trong những phong cách lãnh đạo thường gặp.

Phong cách lãnh đạo độc đoán là kiểu quản lý theo mệnh lệnh độc đoán được biểu hiện đặc trưng bằng việc mọi quyền lực trong tổ chức đều tập trung vào tay một người quản lý, người lãnh đạo. Họ quản lý tổ chức, doanh nghiệp bằng ý chí của mình, trấn áp, bác bỏ ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.

Tiểu biểu cho phong cách lãnh đạo độc đoán là Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln thời điểm nước Mỹ trải qua cuộc nội chiến trong giai đoạn năm 1861 – 1865. Khi đó nước Mỹ yêu cầu phải có một người đứng đầu táo bạo và tài hoa.

Đặc điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán:

  • Là người quyết định tất cả các phương pháp và quy trình làm việc;
  • Thành viên trong nhóm hiếm khi được tin tưởng khi đưa ra ý kiến hoặc thực hiện nhiệm vụ quan trọng;
  • Công việc được tổ chức bài bản và cứng nhắc;
  • Những sáng tạo và tư duy vượt trội của các thành viên không được ủng hộ;
  • Các quy tắc được đặt lên hàng đầu và được truyền đạt rõ ràng.

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán:

  • Các quyết định đều được đưa ra một cách nhanh chóng và dứt khoát dưới phong cách lãnh đạo độc đoán của nhà quản trị.
  • Người lãnh đạo trực tiếp quản lý mọi vấn đề của doanh nghiệp, tránh tình trạng dồn đọng các công việc trong từng bộ phận.
  • Các nhà quản trị có phong cách lãnh đạo độc đoán sẽ có sức ảnh hưởng lớn khiến các cá nhân trong tổ chức buộc phải thực hiện mọi nhiệm vụ được giao đúng thời hạn quy định.
  • Các thành viên trong tổ chức phải thường xuyên cập nhật và trau dồi các kiến thức, kỹ năng mềm để thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả.

Nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán:

  • Người có phong cách lãnh đạo độc đoán này thường bị đánh giá là bảo thủ và độc tài. Hoặc đôi khi trong nội bộ doanh nghiệp sẽ xảy ra các mâu thuẫn, bất đồng quan điểm giữa các thành viên.
  • Các nhà lãnh đạo độc đoán thường không quan tâm đến ý kiến của người khác nên sẽ dễ khiến cho nhân viên của mình bị nản chí, cảm thấy không được coi trọng.
  • Đôi khi phong cách lãnh đạo độc đoán đã bỏ qua các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề, không tiếp thu cái mới, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tổ chức.

2. Phong cách lãnh đạo quyết đoán

Tính quyết đoán là một trong những phẩm chất lãnh đạo vô cùng giá trị.

Phong cách lãnh đạo quyết đoán là minh chứng hùng hồn nhất cho sự tự tin vào chính mình. Một người quyết đoán không sợ nói ra những gì mình mong muốn hoặc tin tưởng. Nhà quản lý theo phong cách này có khả năng chứng minh quan điểm cá nhân mà không làm mất lòng bản thân hay người khác.

Tầm quan trọng của lãnh đạo quyết đoán

Tính quyết đoán nếu muốn mang lại cho nhà quản lý sự thành công thì cần kết hợp với khả năng phán đoán tốt, Nhưng những nhà lãnh đạo quyết đoán cũng được đánh giá là trung thực, chính trực, nhạy bén.

8 lợi ích hàng đầu của phong cách lãnh đạo quyết đoán

  • Kết nối và giao tiếp với mọi người
  • Phản hồi chân thực
  • Hiểu rõ bản thân
  • Phán đoán và ra quyết định tốt
  • Làm chủ các cuộc đối thoại
  • Duy trì mối quan hệ lành mạnh
  • Đàm phán hiệu quả
  • Ít lo lắng và căng thẳng

Rèn luyện phong cách quyết đoán cho nhà lãnh đạo

  • Kết nối mọi người. Nhà lãnh đạo luôn phải quan tâm đến việc kết nối mọi người ở mọi cấp độ của tổ chức.
  • Đưa ra phản hồi trung thực, mang tính xây dựng. Phản hồi không đúng cách sẽ khiến cho nhân viên nản lòng, mất động lực và tức giận. Những nhận xét tinh tế sẽ khuyến khích ta sửa đổi bản thân và nỗ lực hơn.
  • Thực hành kỹ năng phán đoán và ra quyết định. Thu thập tất cả các dữ kiện, phân tích cẩn thận, xem xét các xu hướng hiện tại để nâng cao năng lực phán đoán. Đừng quên hội ý với nhân viên để họ cảm thấy ý kiến của mình được tôn trọng.
  • Nêu gương sáng. Thay vì đơn thuần yêu cầu mọi người thay đổi, thì bạn nên thay đổi bản thân để mọi người noi theo.
  • Nuôi dưỡng các mối quan hệ. Mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên giúp bạn giảm bớt sự phản kháng của nhân viên trước những yêu cầu.
  • Tìm kiếm cơ hội hợp tác. Bạn nên dành thời gian trao đổi với các bên liên quan để đảm bảo sự thành công của dự án. Tránh tư tưởng ích kỷ, muốn công nhận cá nhân mà quên đi tập thể.

Để có thêm nhiều kiến thức thực tiễn về Phong cách lãnh đạo, cùng lắng nghe chia sẻ của thầy Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam.

CEO Nam Định Holding sẽ tư vấn, cung cấp kiến thức và đồng hành với bạn về Quản trị doanh nghiệp, cam kết sẽ khiến bạn hài lòng.

Đăng ký tham gia ngay khóa Huấn luyện quản trị do thầy Ngô Minh Tuấn trực tiếp đào tạo và chia sẻ để trang bị cho mình những bài học khởi nghiệp vững chắc, dễ dàng thành công.

————

Thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

CEO NAM ĐỊNH HOLDING

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *