Trong xã hội công nghiệp hiện đại hiện nay, con người thường bị rơi vào tình trạng bị căng thẳng, áp lực và stress; do bị tác động từ nhiều yếu tố: công việc, học hành, gia đình… Từ đó, khiến cho chúng ta khó kiểm soát được cảm xúc của mình và rất dễ trở nên sân hận, bực bội, cáu gắt.
Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe, công việc và các mối quan hệ của chúng ta. Và chắc hẳn ai trong chúng ta khi sân giận cũng cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi và muốn thoát khỏi trạng thái đó. Vậy trước mỗi cơn sân hận thì chúng ta nên làm cách nào để kiềm chế và dần dần loại trừ nó?
Thế nào là tâm sân hận?
Trong cuộc sống, có lẽ ai cũng từng phải đối diện với việc làm ta không hài lòng, vui vẻ. Về vấn đề này Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Tâm bực bội này trong chúng ta ai cũng có, Phật gọi là tâm sân hận. Chữ “sân hận” nghĩa là bực bội, là oán giận. Trong chúng ta ai cũng có. Đã là chúng sinh thì ba tâm này ai cũng có: tham lam ích kỷ, sân hận oán thù và si mê chấp trước. Ba tâm này ai cũng có. Chỉ có là mức độ của nó là nặng hay nhẹ mà thôi”. Trong chúng ta ai cũng có nguồn tâm sân giận. Chính nguồn tâm này khiến chúng ta đau khổ, muộn phiền.
Những tác hại không thể kiểm soát
Người hay có tâm sân hận, dễ kích động không chỉ làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của mình mà còn với nhiều người xung quanh. Trong cuộc sống hay công việc, nếu như dễ sân hận có thể mất đi những người bạn, làm mất lòng khách hàng, hay những mối quan hệ tốt đẹp.
Hai tác hại nổi bật nhất của tâm sân hận. Đó là ảnh hưởng đến sức khỏe và khó thành công trong cuộc sống.
Thật vậy, khoa học cũng đã chứng minh nhiều căn bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, loét dạ dày, ung thư,.. đều liên quan đến sự nóng giận. Người dễ sân hận cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự tư duy, suy xét đúng sai trước mọi vấn đề. Từ đó dẫn tới đưa ra các sai lầm trong cách giải quyết vấn đề và sẽ khiến các mối quan hệ trở nên căng thẳng, tạo cho người xung quanh một cái thiếu thiện cảm, ấn tượng không tốt trong lòng họ.
Phương pháp kiềm chế cảm xúc, quản trị tâm sân giận
Người dễ nổi sân giận, khó chịu thì cuộc sống rất mệt mỏi, áp lực. Cũng từ sự sân giận ấy mà làm phiền lòng người khác, khiến mọi người xa lánh, không dám đến gần. Đến với đạo Phật thì chúng ta sẽ được tiếp cận với những phương pháp thực hành hóa giải những tâm sân giận rất hữu hiệu. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã đưa ra một số phương pháp để giúp đại chúng hóa giải sự sân giận của mình. Hai trong những phương pháp hữu hiệu và phù hợp để hóa giải tâm sân giận với chúng ta đó là thực tập thiền và quán yêu thương cảm thông.
Thực tập thiền đoạn trừ sự sân giận
Tại một số nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc và rất nhiều nước phương Tây,… họ thiền trước khi làm việc và coi đó là hoạt động thường nhật trong ngày để giúp giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống, tăng khả năng tập trung cho công việc.
Lợi ích của việc ngồi thiền rất lớn, không chỉ làm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi mà còn giúp định tâm, giải tỏa sự lo âu, bất an. Bên cạnh đó, thiền giúp nâng cao tính tập trung, quản trị cảm xúc. Nhiều bệnh nhân trầm cảm cũng được các bác sĩ hướng dẫn thực tập thiền, quan sát tâm. Sau khi thực tập thì có đã có những chuyển biến rất tốt.
Quán yêu thương để hóa giải sự sân hận
Ngoài việc ngồi thiền, tĩnh tâm thì quán yêu thương, khởi tâm từ bi cũng là cách để kiểm soát sự sân hận.
Chúng ta biết rằng, trong gia đình vợ biết cảm thông cho chồng, cha mẹ biết cảm thông cho con cái thì gia đình ấy sẽ được an ổn, hạnh phúc yên bình. Nếu chúng ta thực hành được phương pháp quán yêu thương thì các mối quan hệ của chúng ta có lẽ sẽ rất tốt đẹp, hài hòa.
Bên cạnh đó, Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng chia sẻ cách kiềm chế khi cơn giận khởi lên. Đầu tiên chúng ta hít sâu, thở dài. Nếu bực quá thì chúng ta có thể nắm bàn tay lại không vội nói cái gì. Vì đang bực mà nói thì lời nói chỉ là chất độc khiến mọi chuyện tồi tệ hơn. Những lúc đó, chúng ta cũng có thể đi bách bộ, dạo bờ hồ để tránh những nơi có nhân duyên sinh bực. Trên đây là những phương pháp buông bỏ và giải tỏa tâm sân hận được Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ theo đúng tinh thần của nhà Phật. Mong rằng bài viết sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho những ai dễ bị sân giận và muốn buông bỏ sân hận để có được cuộc sống an lạc, hạnh phúc.
Hãy cùng lắng nghe thêm những chia sẻ của Thầy Ngô Minh Tuấn về chủ đề Sân hận – Độc tố tàn phá tâm hồn bạn để có những kiến thức thực tiễn và lời khuyên sâu sắc!
Hãy tham gia chương trình Thiền và đời sống, Chuyển hóa tâm thức K78 sắp tới cùng thầy Ngô Minh Tuấn để hiểu hơn về Tìm hiểu và vượt qua sân hận trong tâm hồn bạn và có cuộc sống hạnh phúc, sự nghiệp thăng hoa bạn nhé.
Thông tin chi tiết chương trình Chuyển hóa tâm thức K78: https://forms.gle/4GSyScuyMrAn3aeg7
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CEO NAM ĐỊNH HOLDING
Địa chỉ: 199 Quang Trung, TP. Nam Định
Hotline: 0888 12 14 16
Facebook: https://www.facebook.com/ceondholding
Youtube: https://www.youtube.com/c/CEONAMDINHHOLDING
Tin cùng chuyên mục:
NGƯỜI THÀNH CÔNG KHÔNG BAO GIỜ LÀM NHỮNG ĐIỀU NÀY
Pingback: BẢN NGÃ CUỘC ĐỜI LÀ GÌ? - CEO Nam Định Holding