THIẾT LẬP MỤC TIÊU – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI THÀNH CÔNG

Khi nói về thiết lập mục tiêu có thể bạn sẽ hình dung về hình ảnh một người đang giương cung vào nhắm bắn vào một đích xác định. Hình ảnh đó phần nào phản ánh được việc thiết lập mục tiêu cần cụ thể, chính xác, rõ ràng. CEO Nam Định Holding sẽ giúp bạn hình thành tư tưởng và hiểu rõ hơn về thiết lập mục tiêu là gì.

Thiết lập mục tiêu là gì?

Thiết lập mục tiêu là hoạt động xác định điểm cốt lõi cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định với một cá nhân, một nhóm hay trên quy mô toàn công ty. Mục đích cốt lõi của thiết lập mục tiêu là nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất thực hiện công việc.

Việc thiết lập mục tiêu cũng như việc bạn xác định một điểm rõ ràng trên bản đồ. Với một điểm đến rõ ràng như vậy, bạn sẽ biết mình cần hành động hay tiến theo lộ trình như thế nào.

Vào những năm 1960, Edwin Locke đã công bố học thuyết thiết lập mục tiêu (Goal Setting Theory). Theo đó, Locke cho rằng một cá nhân sẽ tập trung, nỗ lực cao độ hơn khi họ có một mục tiêu rõ ràng, cụ thể.

Tại sao thiết lập mục tiêu lại quan trọng?

Thiết lập mục tiêu đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong thực tế quản trị doanh nghiệp cũng như vận hành công việc của mỗi team, mỗi cá nhân.

Tạo ra sự tập trung trong tổ chức

Khi mỗi nhân viên nỗ lực theo một hướng khác nhau, theo các cách thức và mục tiêu khác nhau sẽ dẫn đến việc nguồn lực của tổ chức bị phân tán. Thay vào đó, nhà quản lý có thể áp dụng việc thiết lập mục tiêu để tất cả các phòng ban, bộ phận cho đến từng nhân viên hiểu rõ công việc cần thực hiện, nỗ lực đúng hướng và có sự tập trung cần thiết.

Có thể hình dung việc thiết lập mục tiêu cũng giống như việc bạn cột bó đũa lại bằng một sợi dây chắc chắn. Không có “sợi dây” mục tiêu thì mỗi chiếc đũa sẽ nghiêng ngả một hướng. Còn khi có sợi dây mục tiêu liên kết lại thì bó đũa mới được sắp xếp trật tự, ngăn nắp, đúng hướng.

Đo lường tiến độ công việc

Với một mục tiêu cụ thể, định lượng, bạn sẽ nắm bắt, hiểu rõ nhân viên của mình đang hoàn thành công việc với tiến độ như thế nào. Việc thiết lập mục tiêu lúc nào lại đóng vai trò là một công cụ để đo lường công việc.

Tạo ra sự cam kết và động lực làm việc của nhân viên

Khi nhân viên có mục tiêu công việc cụ thể, rõ ràng, họ sẽ có thêm cam kết và động lực làm việc. Mục tiêu công việc lúc này cũng giống như một ngọn hải đăng phía trước thôi thúc nhân viên tiến về phía trước.

Mặt khác, khi bạn thiết lập mục tiêu, bạn cũng nên lưu ý để nhân viên cùng tham gia vào quá trình thiết lập mục tiêu công việc này. Nhân viên đóng góp ý tưởng, ý kiến về mục tiêu và họ sẽ có cam kết, động lực hành động để đạt được mục tiêu đó.

Tăng năng suất công việc

Công thức tính năng suất công việc: Năng suất = Kết quả công việc / Nguồn lực bỏ ra

Xem xét công thức trên, bạn có thể nhận thấy việc thiết lập mục tiêu sẽ giúp nhân viên đạt được những lợi ích góp phần giúp tăng năng suất công việc như:

  • Nhân viên đạt được kết quả công việc cao hơn nhờ hiểu rõ mục tiêu công việc cần thực hiện
  • Các nguồn lực (chi phí, thời gian) được tối ưu hóa, tập trung để xử lý công việc

Như vậy, với việc thiết lập mục tiêu phù hợp, bạn có thể giúp nhân viên gia tăng tối đa kết quả công việc đạt được và tối ưu nguồn lực cần bỏ ra. Qua đó, năng suất công việc tương ứng sẽ được cải thiện đáng kể.

Tăng sự hài lòng và gắn bó của nhân viên

Nhân viên được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng mục tiêu cần thực hiện và họ sẽ cảm thấy hài lòng, gia tăng sự gắn bó với công việc, với công ty.

Mặt khác, khi hiểu rõ mục tiêu mình đang nỗ lực thực hiện có những giá trị, đóng góp cho mục tiêu, thành công chung của công ty, nhân viên cũng sẽ cảm thấy được giá trị công việc của chính mình. Từ đó, họ sẽ thêm động lực, sự thoải mái, hài lòng và cả gắn bó, đồng hành cùng công việc, công ty.

Các nguyên tắc chính của việc thiết lập mục tiêu

Có 5 nguyên tắc chính để đạt được mục tiêu thành công trong thực tế quản trị doanh nghiệp của mình.

Cam kết – Commitment

Nhân viên của bạn sẽ chỉ thấy hứng thú với một mục tiêu mà họ được tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến từ ban đầu. Bạn có thể đề nghị nhân viên tham gia thiết lập mục tiêu, đưa ra ý tưởng và cam kết thực hiện mục tiêu. Khi một mục tiêu nhận được sự đồng lòng, cam kết thực hiện của cả nhân viên và quản lý thì khả năng thành công sẽ được gia tăng đáng kể.

Tuy nhiên, không phải mục tiêu nào cũng cần toàn thể nhân viên tham gia đóng góp ý kiến và đồng thuận cam kết thực hiện. Khi công ty bạn đã có mục tiêu chung toàn công ty thì bạn có thể hướng việc thiết lập mục tiêu phòng ban tuân thủ, cộng hưởng để đạt được mục tiêu công ty. Và tiếp theo, khi đã có mục tiêu phòng ban thì bạn có thể hướng các mục tiêu, cam kết công việc của nhân viên theo mục tiêu của phòng ban.

Mặt khác, nhà quản lý cũng cần lưu ý: mục tiêu càng khó khăn thì càng cần phải có sự cam kết. Thực tế, nhân viên của bạn sẽ không quá hào hứng với các mục tiêu dễ dàng thực hiện, nhàm chán. Tuy nhiên, với các mục tiêu thử thách, khó khăn, bạn lại cần gắn mục tiêu đó với cảm hứng thực hiện và cả cam kết hoàn thành mục tiêu.

Sự rõ ràng – Clarity

Một mục tiêu cần đảm bảo sự rõ ràng, có thể định lượng được và gắn với khung thời gian thực hiện cụ thể. Chỉ có như vậy nhân viên mới hiểu rõ họ thực sự cần làm gì, cần đạt được gì và họ sẽ dùng chính kết quả cần đạt đó để làm động lực cho hành động liên tục trong công việc.

Ngược lại, nếu bạn đề ra một mục tiêu chung chung, mơ hồ theo dạng như “hãy chủ động”, “hãy nỗ lực hết sức” thì nhân viên của bạn sẽ có ít động lực trong công việc hơn.

Sự thách thức – Challenging

Một mục tiêu không thể thiếu đi sự thách thức. Nếu bạn yêu cầu nhân viên lặp lại những điều họ vẫn làm hàng ngày thì nhân viên có thể vẫn thực hiện mục tiêu đó nhưng mức độ phấn khích với công việc rất thấp. Nhân viên cũng cần có được cảm giác của người chiến thắng với khả năng chinh phục được những mục tiêu thử thách.

Đặc biệt, nếu việc hoàn thành mục tiêu thách thức còn gắn với chính sách lương thưởng xứng đáng sẽ còn giúp nhân viên gia tăng mức độ hào hứng với công việc cao hơn.

Tuy nhiên, bạn nên phân biệt rõ ràng giữa một mục tiêu thách thức với một mục tiêu bất khả thi. Nhân viên của bạn sẽ hào hứng với những mục tiêu tương đối khó khăn, cần thêm sự cố gắng nhưng sẽ nhanh chóng chán nản, thậm chí bỏ cuộc với những mục tiêu nằm ngoài khả năng của họ.

Độ phức tạp của nhiệm vụ – Task Complexity

Khi thiết lập mục tiêu, ban còn cần xem xét, chú ý đến độ phức tạp của nhiệm vụ. Với những nhiệm vụ quá phức tạp, nhân viên sẽ cần được cho khoảng thời gian thực hiện dài hơn. Hoặc họ sẽ cần được đào tạo, học hỏi thêm để hoàn thành mục tiêu với thời gian tốt hơn.

Bạn không nên đòi hỏi nhân viên thực hiện các nhiệm quá phức tạp trong khoảng thời gian quá ngắn. Điều đó sẽ tạo nên áp lực không cần thiết lên nhân viên. Ví dụ như bạn không nên giao một công việc mới, khó với nhân viên kèm theo yêu cầu “càng nhanh càng tốt” chẳng hạn.

Phản hồi – Feedback

Khi giao mục tiêu cho nhân viên, bạn còn cần tiến hành phản hồi để làm rõ kỳ vọng, điều chỉnh phù hợp mục tiêu cũng như giúp nhân viên đạt được hiệu quả công việc cao nhất.

Trường hợp mục tiêu cần thực hiện trong thời gian dài, bạn có thể yêu cầu nhân viên lập báo cáo tiến độ đo lường cụ thể theo từng giai đoạn thực hiện mục tiêu. Khối lượng công việc lớn sẽ dễ dàng được quản lý tốt hơn nếu được phân ra thành từng phần nhỏ.

Việc phản hồi công việc cho nhân viên có thể được tổ chức thành các buổi check-in 1 1 theo hàng tuần. Tại buổi check-in, bạn sẽ nắm bắt được nhanh chóng tiến độ, thực tế công việc nhân viên thực hiện. Sau đó, bạn sẽ khuyến khích những điểm tích cực nhân viên đã đạt được và góp ý, gợi ý nhân viên khắc phục những thiếu sót.

Nguyên tắc khi phản hồi cho nhân viên nhà quản lý nên lưu ý thực hiện là: khen công khai, chê riêng tư. Áp dụng phản hồi như vậy sẽ giúp nhân viên của bạn dễ dàng tiếp nhận phản hồi và cải thiện công việc hơn.

Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ từ thầy Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam để có thêm kiến thức giúp bạn Thiết lập mục tiêu trong cuộc sống và doanh nghiệp và có thể chuẩn bị kỹ lưỡng cho ý tưởng khởi nghiệp của mình!

————

Để được tư vấn chuyên sâu hơn và được hỗ trợ kiến thức để Thiết lập mục tiêu thành công hay trở thành Nhà sáng lập triệu đô, quý khách hàng vui lòng liên hệ với CEO Nam Định Holding theo thông tin dưới đây. Cam kết sẽ khiến bạn hài lòng và dễ dàng thành công, hạn chế tối đa rủi ro khi khởi nghiệp, kinh doanh tại Nam Định.

Thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *