VÌ SAO CẦN LOẠI BỎ TÍNH CẦU TOÀN?

“Tốt nhất, luôn tốt hơn nữa” đang trở thành tín điều trong cuộc sống hiện đại lập trình sẵn. Tuy vậy, chủ nghĩa cầu toàn phải trả một cái giá đắt, khiến con người ngày càng không khoan dung với người khác và với chính bản thân mình.

Theo bác sỹ tâm lý Frédéric Fanget (Pháp), “chối bỏ chủ nghĩa cầu toàn không có nghĩa là chối bỏ các đòi hỏi, từ bỏ ước mơ, tham vọng của bản thân mà là học cách trau dồi lòng khoan dung, óc thực tế bằng việc chấp nhận những điểm yếu, thiếu sót và cả những nghi ngờ về bản thân mình. Cuối cùng là học cách nới lỏng chủ nghĩa cầu toàn”.

Vậy, bạn đã hiểu gì về tính cầu toàn (perfectionism)? Cầu toàn có nên được loại bỏ và vì sao?

Cầu toàn vừa xấu, vừa tốt

Cầu toàn là một tính cách, mà tính cách ấy luôn đặt ra những tiêu chuẩn và đòi hỏi rất cao trong mọi việc từ những việc nhỏ nhất đối với bản thân và người khác, luôn mong muốn sự hoàn hảo từ những việc mình làm và người khác làm. người cầu toàn có thể chia người cầu toàn thành hai nhóm, dựa trên sự linh hoạt của họ về những tiêu chuẩn của mình.

– Cầu toàn kiểu bình thường (normal perfectionists): Đặt ra những tiêu chuẩn cao cho bản thân, nhưng có thể giảm nhẹ tiêu chuẩn nếu hoàn cảnh yêu cầu.

– Cầu toàn kiểu rối loạn thần kinh (neurotic perfectionists): Không bao giờ cảm thấy rằng mình đã làm tốt việc gì; rất cố chấp và lúc nào cũng tự phê bình bản thân.

Những rắc rối người cầu toàn thường gặp

Người cầu toàn kiểu bình thường thường đạt được những thành tích cao trong cuộc sống. Nhìn chung, cầu toàn là đức tính tốt trong rất nhiều nghề nghiệp khác nhau như nhân viên ngân hàng, nghệ sĩ, diễn viên,… – vì nó giúp ta hoàn thành tốt công việc của mình. Ví dụ, rất nhiều vận động viên chuyên nghiệp đều có mức độ cầu toàn khá cao.

Tuy nhiên, cầu toàn kiểu rối loạn thần kinh – tuýp chỉ trích bản thân quá mức – lại có nguy cơ mắc các chứng rối loạn tâm lý và thể chất, chẳng hạn: trầm cảm, nghiện rượu, ám ảnh xã hội, bệnh tim mạch vành, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD), tự tử, chán ăn tâm thần, bí ý tưởng để sáng tác…

Người cầu toàn thường có cảm giác rằng công việc của mình sẽ không bao giờ hoàn tất.

Biểu hiện của người có tính cầu toàn

1. Lo ngại về những lỗi lầm

So với người khác, người cầu toàn khó chịu hơn nhiều với những sai lầm bởi họ sợ rằng những người khác sẽ nghĩ xấu về họ. Kết quả là, người cầu toàn không mấy khi tìm kiếm sự giúp đỡ để sửa chữa sai lầm, đồng thời có sự thôi thúc mạnh mẽ là phải giấu nhẹm chúng đi. Lo nghĩ quá nhiều về những sai lầm có thể khiến họ có nguy cơ bị ám ảnh và rối loạn tâm trạng.

2. Tiêu chuẩn cá nhân

Cả người cầu toàn kiểu bình thường và cầu toàn kiểu rối loạn thần kinh đều có đặc điểm chung là thường thiết lập các tiêu chuẩn cao mà họ cảm thấy bản thân buộc phải đáp ứng. Tuy nhiên, hành động này được cho là góp phần gây ra rối loạn chán ăn tâm thần – 1 hành động có chủ tâm nhằm duy trì trọng lượng thấp có nguyên do từ sự sợ hãi bị thừa cân và sự méo mó trong việc tự cảm nhận ngoại hình cơ thể. Người cầu toàn có nguy cơ mắc các chứng rối loạn như ám ảnh cưỡng chế, chán ăn tâm thần,…

3. Kỳ vọng từ cha mẹ

Một đặc tính thường thấy nữa ở người cầu toàn là họ nỗ lực rất nhiều để thỏa mãn kỳ vọng từ cha mẹ – có thể là do họ lớn lên trong những gia đình mà cha mẹ chỉ thương yêu con cái với điều kiện là con cái phải đáp ứng mong đợi của cha mẹ. Vì thế, con cái cố gắng thực hiện hoàn hảo tất cả mọi thứ để không bị từ chối bởi cha mẹ mình.

4. Chỉ trích từ cha mẹ

Đặc tính tìm cách để vừa lòng cha mẹ của người cầu toàn thường đi kèm với nỗi lo lắng rằng cha mẹ sẽ chỉ trích thành tựu của họ. Khi còn nhỏ, rất có thể những người này đã bị trừng phạt vì mắc lỗi. Vì thế, họ cũng phát triển ý thức rằng mình sẽ chẳng bao giờ có thể đáp ứng những tiêu chuẩn cao của cha mẹ.

5. Nghi ngờ về hành động của mình

Cảm thấy không chắc chắn khi hoàn thành công việc cũng là 1 đặc tính thông thường ở người cầu toàn. Kết quả là, họ thường miễn cưỡng bỏ đi trách nhiệm của mình – chỉ khi có người nói “đừng làm nữa” thì mới dừng lại. Sự nghi ngờ cũng khiến cho người cầu toàn trở nên thiếu quyết đoán.

6. Tính tổ chức

Người cầu toàn có xu hướng kén chọn và đòi hỏi cao về bất cứ điều gì họ làm. Họ ám ảnh với việc khiến cho mọi thứ phải gọn gàng và ngăn nắp. Đây không phải là nguyên nhân trực tiếp của sự cầu toàn, nhưng lại ảnh hưởng đến việc người cầu toàn cố gắng để đạt được các tiêu chuẩn cao của mình như thế nào.

Theo bạn, tính cầu toàn tốt hay xấu? Có nên loại bỏ tính cầu toàn?

Để hiểu hơn về tính cầu toàn, cùng lắng nghe những chia sẻ từ Thầy Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam và có những cái nhìn khác về tính cầu toàn bạn nhé!

Hãy tham gia chương trình Thiền và đời sống, Chuyển hóa tâm thức cùng thầy Ngô Minh Tuấn và tìm hiểu về Tính cầu toàn để chữa lành cho mình, cuộc sống an yên, sự nghiệp thăng hoa bạn nhé.

Hãy tham gia chương trình Thiền và đời sống, Chuyển hóa tâm thức K78 sắp tới cùng thầy Ngô Minh Tuấn để để làm chủ cuộc đời an lạc, sự nghiệp thăng hoa bạn nhé.

Thông tin chi tiết chương trình Chuyển hóa tâm thức K78: https://forms.gle/4GSyScuyMrAn3aeg7

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CEO NAM ĐỊNH HOLDING

Địa chỉ: 199 Quang Trung, TP. Nam Định
Hotline: 0888 12 14 16
Facebook: https://www.facebook.com/ceondholding
Youtube: https://www.youtube.com/c/CEONAMDINHHOLDING

Tin cùng chuyên mục:

NGƯỜI THÀNH CÔNG KHÔNG BAO GIỜ LÀM NHỮNG ĐIỀU NÀY

BẢN LĨNH LÀ GÌ? RÈN LUYỆN BẢN LĨNH THẾ NÀO?

CÁCH NUÔI DẠY CON CÁI THEO QUAN ĐIỂM ĐẠO PHẬT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *