14 NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Quản trị doanh nghiệp hướng đến việc cân đối lợi ích của nhiều bên có liên quan như cổ đông, cơ quan của nhà nước, các đối tác kinh doanh, nhân viên, khách hàng, môi trường, cộng đồng và toàn xã hội. Để cân bằng lợi ích giữa các bên, đảm bảo "lợi mình, lợi người, lợi chúng sinh", nhà quản trị cần ghi nhớ 14 nguyên tắc quan trọng sau.

14-nguyen-tac-quan-trong-trong-quan-tri-doanh-nghiep

1. Chuyên môn hóa/Phân công hóa lao động

Chuyên môn hóa là một hình thức phân công lao động, trong đó cá nhân hoặc nhóm được phân công sẽ tập trung nỗ lực của mình vào một lĩnh vực nhất định.

Trong hệ thống quản trị doanh nghiệp, nguyên tắc chuyên môn hóa giúp tăng năng suất và hiệu quả công việc.

2. Tập trung hóa

Tập trung hóa là nguyên tắc đem quyền lực tập trung vào tay một hoặc một số người trong quản trị công ty. 

Việc tập trung hóa đảm bảo cho tính thống nhất, sự đồng thuận và tính quyết đoán khi cần đưa ra một quyết sách trong doanh nghiệp.

3. Thống nhất về mệnh lệnh

Nguyên tắc này cần được thực hiện từ hai bên, nhằm tránh sự bối rối trong quá trình triển khai công việc:

  • Lãnh đạo chỉ đưa ra các mệnh lệnh dành cho cấp dưới thuộc quyền hạn của mình.
  • Nhân viên chỉ làm theo mệnh lệnh của cấp trên của mình.

14-nguyen-tac-quan-trong-trong-quan-tri-doanh-nghiep

4. Thống nhất về đường lối

Các nhóm, các phòng ban, các cá nhân, có thể làm các công việc khác nhau, nhưng cần có sự thống nhất về mục tiêu chung và được định hướng bởi một người đứng đầu. Các công việc, dự án nhỏ thống nhất trong một kế hoạch lớn và phối hợp nhịp nhàng với nhau.

5. Thẩm quyền phải đi kèm với trách nhiệm tương ứng

Quyền và trách nhiệm là hai mặt của một “đồng xu”. Trong quản trị doanh nghiệp, đây là nguyên tắc rất quan trọng.

Người có trách nhiệm lớn cần có thẩm quyền cao để có thể tận dụng các nguồn lực một cách tối đa để hoàn thành công việc. Nhưng đồng thời, người nắm trong tay thẩm quyền cũng phải chịu trách nhiệm với mọi quyết định của mình, nhất là khi để xảy ra các sai phạm.

6. Lợi ích chung cần đặt lên trên hết

Mục tiêu của chủ doanh nghiệp chính là toàn bộ công ty luôn làm việc và cống hiến dựa trên nguyên tắc đặt lợi ích chung lên lợi ích riêng, nói cụ thể hơn là đặt lợi ích của công ty lên các lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.

Tuy nhiên, thường thì mâu thuẫn lợi ích sẽ xảy ra và trách nhiệm của quản trị doanh nghiệp chính là hòa giải các mâu thuẫn này, hướng tới kết quả win-win.

14-nguyen-tac-quan-trong-trong-quan-tri-doanh-nghiep

7. “Xích lãnh đạo”

Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cần có sự cân bằng không quá gần gũi cũng không quá xa cách. Mối quan hệ cần sự rõ ràng và minh bạch, tránh các hành vi lạm dụng chức quyền, chèn ép,…

Các mệnh lệnh đưa ra cần được đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, hợp lý, đảm bảo cả hai bên cùng hiểu để vận dụng linh hoạt, không cứng nhắc.

8. Trật tự

Quản trị doanh nghiệp cần phải làm tốt việc thiết lập trật tự trong công ty. Đó chính là việc phân phối cho nhân viên vị trí, bổn phận, công việc và trách nhiệm của chính mình một cách rõ ràng.

Việc sắp xếp trật tự cần phù hợp, đúng lý hợp tình, đảm bảo mọi người đều hiểu được ý nghĩa vị trí của mình trong toàn bộ mắt xích của công ty.

9. Kỷ luật

Kỷ luật bao gồm các tiêu chuẩn thống nhất trong hành động, sự tuân thủ quy tắc và các giá trị. Đây là yếu tố then chốt để một doanh nghiệp hoạt động trơn tru.

14-nguyen-tac-quan-trong-trong-quan-tri-doanh-nghiep

10. Sự công bằng

Sự công bằng là thứ khiến cho con người ta cảm thấy được sự tự do và thỏa mãn khi đứng trong một tổ chức. 

Tổ chức quản lý doanh nghiệp đảm bảo được sự công bằng và tính công lý sẽ giúp cho doanh nghiệp vững bền, củng cố được sự trung thành của các thành viên đối với doanh nghiệp

11. Thù lao

Hãy đảm bảo mức thù lao doanh nghiệp trả cho nhân viên là xứng đáng với những gì nhân viên bỏ ra và nằm trong mức chi trả của chính doanh nghiệp.

12. Ổn định nhiệm vụ

Ổn định là nền tảng cho sự phát triển. Một hệ thống quản trị doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khi có thể tạo ra sự ổn định để nhân viên và cả lãnh đạo có thể an tâm thực hiện công việc của mình.

14-nguyen-tac-quan-trong-trong-quan-tri-doanh-nghiep

13. Sáng kiến

Hãy luôn cho phép và khuyến khích các cá nhân thể hiện những sáng kiến cá nhân của mình.

Nhu cầu được thể hiện bản thân là nhu cầu trên đỉnh tháp của mỗi con người, dù là bất kỳ cấp bậc nào trong cơ cấu tổ chức, sự nhiệt huyết cống hiến đều đến từ những người có cơ hội thể hiện năng lực bản thân và được công nhận.

14. Tinh thần đoàn kết

Sức mạnh lớn nhất đến từ tinh thần đoàn kết của tập thể.

Các nhà quản trị doanh nghiệp luôn phải đảm bảo các chính sách, nguyên tắc quản trị mình đề ra có thể góp phần gắn kết mối quan hệ của nhân viên trong công ty, tạo nên khối đoàn kết trong nội bộ.

14-nguyen-tac-quan-trong-trong-quan-tri-doanh-nghiep

-----------------

Mọi thông tin chi tiết về chương trình xin vui lòng liên hê:

Học viện CEO Việt Nam CNH

Hotline: 0888 12 14 16

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvienceocnh

Chương trình CEO Quản trị Kiến tạo: https://ceoquantri.ceonamdinh.vn/kientao

Chương trình CEO Quản trị Vận hành: http://ldp.ink/vanhanh

Hỏi và đáp (0)
Học viện CEO Việt Nam CNH

CÁC DOANH NGHIỆP ĐỒNG HÀNH CÙNG CHÚNG TÔI

X

Nhập thông tin đăng ký