LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ TRÁCH NHIỆM?

Là một nhà lãnh đạo, một nhà quản lý, bạn luôn phải chịu trách nhiệm bởi nguyên tắc này là yếu tố quan trọng để tạo nên đội ngũ nhân sự tài năng và trở thành nhà lãnh đạo thực thụ. Vậy làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo có trách nhiệm?

Nhận trách nhiệm là gì?

Nhận trách nhiệm tức là lãnh đạo coi mình là nguyên nhân, gốc rễ của mọi vấn đề xảy ra trong tổ chức. Họ luôn nhận thức rằng trong mọi tình huống, có phần trách nhiệm của họ và không trốn tránh trách nhiệm này. Thay vì chỉ trích hoặc đổ lỗi cho người khác, họ chủ động nhìn vào bản thân và nhận lỗi nếu cần thiết. 

lam-the-nao-de-tro-thanh-nha-lanh-dao-co-trach-nhiem

Lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc nhận trách nhiệm, mà còn chủ động đề xuất những hành động và giải pháp cụ thể để cải thiện tình hình cũng như ngăn chặn việc tái diễn các vấn đề tương tự trong tương lai. 

Nếu lãnh đạo nhìn thấy nguy cơ sẽ xảy ra sự cố, họ sẽ cảnh báo đến những người liên quan và đề xuất hành động cụ thể để tránh sự cố xảy ra. Khi xảy ra sự cố, họ không đứng ngoài chỉ trích và đổ lỗi cho bất kỳ ai. Ngược lại, ở trường hợp này có thể lãnh đạo sẽ chuyển hóa sự cố thành đột phá bằng cách suy nghĩ mình nên làm gì để mọi thứ tốt lên, đồng thời cùng hướng tổ chức nhìn về mục tiêu. 

Một số biểu hiện của nhà lãnh đạo dám nhận trách nhiệm như:

- Nhận trách nhiệm là thừa nhận sai lầm và chịu trách nhiệm về hậu quả mình gây ra. 

- Chủ động tìm giải pháp và không để những sai lầm tương tự lặp lại như vậy nữa.

- Không có hành động trốn tránh hay đổi lỗi cho người khác.

- Không than thở và không viện cớ, viện lý do khi gặp thất bại.

- Luôn là người đứng ra đầu tiên đối diện với khó khăn và chủ động giải quyết vấn đề. 

- Luôn lắng nghe và trân trọng ý kiến, đóng góp của người khác.  

lam-the-nao-de-tro-thanh-nha-lanh-dao-co-trach-nhiem

Tại sao các nhà lãnh đạo nên có kỹ năng chịu trách nhiệm?

Con người thường có phản xạ vô thức đứng ngoài chỉ trích và coi mình là nạn nhân. Đó là phản xạ tự nhiên của con người, giúp con người trốn tránh được trách nhiệm, tránh khỏi các mối đe dọa mất vị thế, quyền tự trị, sự chắc chắn, sự công bằng và thể diện.

Phản xạ này không xấu nhưng ảnh hưởng đến hiệu quả của cá nhân và tổ chức. Nếu các nhà lãnh đạo có khả năng nhận trách nhiệm, coi mình là nguyên nhân gốc rễ của mọi vấn đề, thì mọi người sẽ phát triển được năng lực bản thân, tạo đột phá về hiệu suất và mang lại kết quả cho tổ chức.

Hơn nữa, việc lãnh đạo nhận trách nhiệm sẽ mang lại nhiều giá trị cho tổ chức.

lam-the-nao-de-tro-thanh-nha-lanh-dao-co-trach-nhiem

Làm gương cho nhân viên noi theo

Lãnh đạo nhận trách nhiệm bằng cách chấp nhận sai lầm một cách trung thực và không cố gắng che đậy hoặc đổ lỗi cho người khác. Họ thể hiện rằng việc nhận trách nhiệm là một phần quan trọng của quy trình học tập và phát triển, từ đó truyền cảm hứng cho nhân viên. Bằng cách làm gương, họ khuyến khích nhân viên học hỏi và phát triển bản thân, tạo nên môi trường làm việc đáng tin cậy và hỗ trợ, cùng nhau thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

Thúc đẩy văn hóa tin tưởng và giao tiếp cởi mở

Lãnh đạo nhận trách nhiệm cũng thúc đẩy văn hóa tin tưởng và giao tiếp cởi mở trong tổ chức. Khi lãnh đạo dám chịu trách nhiệm và thể hiện sự chân thành trong giao tiếp, nhân viên cảm thấy thoải mái để chia sẻ ý kiến và đóng góp ý tưởng mà không sợ bị trừng phạt. 

Tạo nên môi trường học tập và phát triển

Kỹ năng chịu trách nhiệm khuyến khích nhà lãnh đạo liên tục học hỏi và phát triển bản thân, đồng thời khuyến khích các thành viên trong tổ chức làm điều tương tự. Họ chịu trách nhiệm với việc đưa ra quyết định, trong trường hợp xảy ra vấn đề và chưa thành công thì đó là cơ hội để bất kỳ ai có thể học tập. Học tập từ những thất bại, học những điều mà mình chưa biết, học để nâng cao kỹ năng, để mở rộng “vùng mình không biết là mình không biết”… 

Ngoài ra, lãnh đạo nhận trách nhiệm còn truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân sự, giúp họ làm việc hiệu quả và cùng nhau đoàn kết để thực hiện mục tiêu đề ra. 

lam-the-nao-de-tro-thanh-nha-lanh-dao-co-trach-nhiem

6 cách để lãnh đạo chịu trách nhiệm trong tổ chức

1. Chấp nhận sai lầm và hậu quả

Trước những sự việc xảy ra, lãnh đạo nên là người đầu tiên đứng ra nhận lỗi chứ không nên đổ lỗi cho bất kỳ ai, thay vào đó chủ động tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất những cách khắc phục cho nhân viên.

2. Không trốn tránh trách nhiệm

Có nhiều lãnh đạo thường xuyên đổ lỗi cho nhân viên và dùng những từ ngữ để trách móc họ khiến cho nhân viên bất mãn và khó chịu. Tuy nhiên, nếu làm như thế thì mọi việc cũng không tốt lên và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với nhân sự. 

Là một nhà lãnh đạo nhận trách nhiệm, bạn nên tự tin và can đảm đối mặt với vấn đề chứ không nên trốn tránh bằng cách này hay cách khác. Như vậy sẽ khiến cho nhân viên tôn trọng, tin tưởng vào lãnh đạo và tổ chức.

3. Tôn trọng ý kiến và đóng góp của nhân viên

Lãnh đạo nên lắng nghe và trân trọng ý kiến, đóng góp của nhân viên và các thành viên trong tổ chức. Họ nên khích lệ môi trường giao tiếp cởi mở và tin tưởng để tạo điều kiện cho mọi người thể hiện ý kiến một cách thoải mái. 

lam-the-nao-de-tro-thanh-nha-lanh-dao-co-trach-nhiem

4. Thúc đẩy văn hóa chịu trách nhiệm

Văn hóa chịu trách nhiệm rất quan trọng để xây dựng và hình thành nên văn hóa doanh nghiệp. Họ nên tạo môi trường lý tưởng để nhân viên tự tin đề xuất ý kiến và không sợ trừng phạt khi xảy ra sai sót.

5. Học hỏi và cải thiện từ sai lầm

Thay vì trách móc và trì hoãn giải quyết, lãnh đạo nên học hỏi từ sai lầm và nỗ lực cải thiện để không tái diễn chúng. Họ nên khuyến khích nhân viên làm điều tương tự và tạo ra một môi trường học tập liên tục. 

6. Tạo gương cho nhân viên noi theo

Lãnh đạo nên trở thành tấm gương cho nhân viên. Họ nên thể hiện tính chân thành, chịu trách nhiệm và tinh thần đồng đội, từ đó tạo động lực cho nhân viên cảm nhận và noi theo các giá trị này.

Nguồn: gitiho.com

-----------------

Mọi thông tin chi tiết về chương trình xin vui lòng liên hê:

Học viện CEO Việt Nam CNH

Hotline: 0888 12 14 16

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvienceocnh

Chương trình CEO Quản trị Kiến tạo: https://ceoquantri.ceonamdinh.vn/kientao

Chương trình CEO Quản trị Vận hành: http://ldp.ink/vanhanh

Hỏi và đáp (0)
Học viện CEO Việt Nam CNH

CÁC DOANH NGHIỆP ĐỒNG HÀNH CÙNG CHÚNG TÔI

X

Nhập thông tin đăng ký