5 BÍ QUYẾT XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING HIỆU QUẢ

Theo nghiên cứu ‘Managing Digital Marketing’ của Smart Insights, 46% thương hiệu không có một chiến lược Marketing xác định và 16% thì rơi vào hoàn cảnh có lập chiến lược nhưng chỉ nằm trên giấy, không được tích hợp vào hoạt động Marketing thực tế.

1. Tại sao cần lên chiến lược marketing?

Sự quan trọng của việc xây dựng chiến lược marketing trong kinh doanh là không thể bàn cãi. 

Nếu không đưa ra những chiến lược, thì làm sao có thể kỳ vọng sự tăng trưởng và đổi mới? Làm sao có thể đo lường các kết quả có ý nghĩa và học hỏi từ những sai lầm? Đã đến lúc chấm dứt sự hoang mang về tương lai và bắt đầu xây dựng một chiến lược hiệu quả. Điều này tác động mạnh mẽ đến mục tiêu kinh doanh của tổ chức. 

5-bi-quyet-xay-dung-chien-luoc-marketing-hieu-qua

2. Các bước xây dựng chiến lược thành công

Có thể thấy rằng việc xây dựng chiến lược marketing vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Dưới đây sẽ là 5 bước để xây dựng nên chiến lược hiệu quả hơn.  

2.1. Thấu hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn 

Xây dựng chiến lược marketing hữu hiệu đầu tiên phải thấu hiểu khách hàng mục tiêu. Điều này đảm bảo mọi hoạt động marketing và mọi khoản đầu tư của doanh nghiệp sẽ đi đúng hướng.

Thông thường, doanh nghiệp sẽ thu thập các thông tin có liên quan về đối tượng khách hàng và thiết lập buyer persona (hay còn gọi là đặc tính/chân dung của khách hàng).

Để thiết lập persona, cần liệt kê những đặc tính của khách hàng mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Ví dụ như: vị trí địa lý, giới tính, sở thích, trình độ học vấn, mức thu nhập,…  

Sai lầm điển hình mà doanh nghiệp hay mắc phải chính là sự áp đặt những giả thuyết mà doanh nghiệp cho là đúng về chính đối tượng khách hàng của mình.

5-bi-quyet-xay-dung-chien-luoc-marketing-hieu-qua

2.2. Khảo sát đối thủ cạnh tranh 

Việc khảo sát chiến lược marketing từ các đối thủ cạnh tranh là một điều vô cùng quan trọng. Qua đó, giúp hiểu rõ cách thức chinh phục khách hàng và đưa ra những chiến thuật đối đầu phù hợp. 

Ngay cả khi bạn đang công phá thị trường ngách, doanh nghiệp chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi việc phải cạnh tranh với một vài đối thủ trực tiếp ngang tầm.

Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng. Bạn có thể sử dụng các công cụ bổ trợ để tìm kiếm và xác định mà đối thủ đang áp dụng. Từ đó, doanh nghiệp tự xác định những chiến lược marketing có thể trực tiếp cạnh tranh và đối phó. 

Hoặc đơn giản hơn, có thể đăng ký email trong các hoạt động marketing của đối thủ. Hình dung tổng quan chiến lược marketing mà đối thủ đang triển khai và thực hiện qua những mail mà họ gửi về.  

5-bi-quyet-xay-dung-chien-luoc-marketing-hieu-qua

2.3. Lựa chọn kênh truyền thông

Có rất nhiều những kênh truyền thông tiếp thị hiệu quả mà doanh nghiệp của bạn có thể chọn lựa và đánh giá có phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu hay không, từ kênh quảng cáo truyền thống qua các phương tiện đại chúng như báo đài, radio, cho tới những kênh marketing kỹ thuật số hiện đại như Facebook Ads hay TikTok Ads...

Dù lựa chọn kênh truyền thông nào, phải xác định rõ chúng có phù hợp với khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, có khả năng chuyển đổi từ leads thành khách hàng.

Đừng chỉ đầu tư vào một kênh truyền thông marketing duy nhất. Bạn có thể linh hoạt sử dụng những phương án marketing truyền thống và marketing online khác nhau nhằm chọn ra cách thức tối ưu, phù hợp nhất với đặc điểm của doanh nghiệp và sản phẩm.

5-bi-quyet-xay-dung-chien-luoc-marketing-hieu-qua

2.4. Xác định “phễu bán hàng” của doanh nghiệp

Một trong những cách hữu hiệu để thiết lập chính xác là xác định “phễu bán hàng” (sales funnel). 

Các doanh nghiệp đều dựa trên mô hình AIDA (gồm Attention, Interest, Desire và Action) để xây dựng phễu bán hàng cho riêng mình. Mỗi quá trình trong mô hình AIDA đều tương đương với quá trình tiếp cận và mua hàng của khách hàng đối với sản phẩm / dịch vụ doanh nghiệp cung ứng. 

Doanh nghiệp phải phân tách từng quá trình trong phễu mua hàng, xác định kênh truyền thông phù hợp. Sau đó, lập ra “bản đồ” trải nghiệm mua và sử dụng sản phẩm của khách hàng dựa trên chiếc phễu đó. 

Khi phân tách phễu, doanh nghiệp chắc chắn sẽ tìm ra điểm yếu nhất trong hoạt động kinh doanh. Nhằm có những bước xử lý và đảm bảo sự chuyển đổi sẽ được thực hiện một cách thuận lợi. 

5-bi-quyet-xay-dung-chien-luoc-marketing-hieu-qua

2.5. Thiết lập mục tiêu marketing dựa trên mô hình SMART

Chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy tên mô hình SMART trong quá trình thiết lập và phát triển mục tiêu. Là một mô hình phổ biến, được các doanh nghiệp áp dụng để xây dựng mục tiêu cho các chiến lược quan trọng. 

S.M.A.R.T là từ viết tắt của bốn thành tố: specific (cụ thể), measurable (đo lường được), actionable (có tính thực tiễn), relevant (tính liên quan) và timely (đúng thời gian). Đây chính là các yếu tố cần phải có khi các doanh nghiệp xây dựng một mục tiêu chiến lược cụ thể.

Để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần phải xác định rõ khách hàng mục tiêu. Phải thấu hiểu chiến lược cạnh tranh của đối thủ, lựa chọn kênh truyền thông phù hợp. Tiếp đến, thiết lập phễu bán hàng, và xây dựng mục tiêu marketing theo mô hình SMART.

Một mục tiêu khi xác định cần phải cụ thể; cần có những số liệu có thể đo lường được. Nó phải thực tiễn với tình hình của doanh nghiệp, liên quan trực tiếp tới vấn đề doanh nghiệp đang mắc phải, và có mốc thời gian chính xác để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

-----------------

Mọi thông tin chi tiết về chương trình xin vui lòng liên hê:

Học viện CEO Việt Nam CNH

Hotline: 0888 12 14 16

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvienceocnh

Chi tiết: https://ceoquantri.ceonamdinh.vn/kientao

Hỏi và đáp (0)
Học viện CEO Việt Nam CNH

CÁC DOANH NGHIỆP ĐỒNG HÀNH CÙNG CHÚNG TÔI

X

Nhập thông tin đăng ký