9 BÀI HỌC TÀI CHÍNH ĐẮT GIÁ BẠN NÊN BIẾT!!!

Bạn có thắc mắc lý do vì sao đa số những người thành công có thể trở thành tỷ phú không? Họ đã trải qua bao nhiêu sóng gió để đạt được điều đó? Thói quen chi tiêu, tiết kiệm của họ như thế nào? Sau đây là 9 bài học tài chính đắt giá sẽ khiến bạn cảm thấy tiếc nuối vì không biết chúng sớm hơn.

9-bai-hoc-tai-chinh-dat-gia-ban-nen-biet

1. Đừng thất bại quá sớm

Điều mà vị tỷ phú John Paul DeJoria tiếc nuối chính là việc không có kế hoạch tài chính cụ thể trước khi bắt đầu dự án đã khiến cho những ý tưởng, dự án ông theo đuổi đã thất bại quá sớm.

Trước khi bắt đầu khởi nghiệp hay thành lập công ty, bạn phải chắc chắn mình có đủ tiền, ít nhất trong 6 tháng để chi trả những thứ cần thiết nhất cho bản thân và doanh nghiệp. Đó là điều kiện tiên quyết nếu bạn không muốn những ý tưởng ấp ủ của mình thất bại chỉ sau 1 tháng thực hiện.

2. Bạn sẽ không thể có thứ bạn muốn, chỉ có thứ bạn thỏa thuận thì bạn sẽ có

Farnoosh Torabi – người nổi tiếng ở nhiều vai trò khác nhau, như chuyên gia tài chính cá nhân, tác giả sách, nhà sản xuất chương trình truyền hình Bank of Mom and Dad… có một bài học tài chính được đúc kết từ trải nghiệm trong công việc của cô.

"Năm 26 tuổi, tôi nhận được lời đề nghị tại trở thành phóng viên cấp cao tại tờ báo TheStreet.com. Thời điểm đó, tôi đang khá hài lòng với công việc và mức lương hiện tại là 45.000$ nên không có ý định đến TheStreet.com làm việc. Chính vì vậy, tôi đã yêu cầu họ trả mình với mức lương không tưởng 100.000$ và ngồi chờ lời từ chối của họ.

Kết quả đã khiến tôi bất ngờ khi họ cố gắng thỏa thuận với tôi ở mức lương 85.000$ và khi tôi đưa ra lời đề nghị 90.000$, họ lập tức soạn thảo hợp đồng và chào mừng tôi đến với TheStreet.com."

9-bai-hoc-tai-chinh-dat-gia-ban-nen-biet

3. Quản lý nợ nần

Tỷ phú Mark Cuban chia sẻ: "Nợ nần thường là những khoản đầu tư tồi tệ, nếu không tính toán kỹ, chúng sẽ làm bạn khốn khổ. Vì vậy, với thẻ tín dụng hay bất cứ khoản nợ nào, tôi đều cố gắng giải quyết chúng trong vòng 30 ngày".

4. Thất bại là mẹ thành công

Khi bạn gục ngã, bạn phải tìm ngay lý do để đứng dậy.

Lúc đầu, mọi thứ sẽ có thể không theo ý muốn. Nhưng hãy học cách chấp nhận thất bại như một bài học quan trọng trong cuộc sống và biết trân trọng nó.

Elon Musk đã phải trải qua nhiều lần thử nghiệm và thất bại để đưa SpaceX lên đến vị trí hiện tại. Nhưng Elon không hề bỏ cuộc. Ông ấy không hề coi những nỗ lực của mình là vô ích mà lấy chúng làm bài học để cải thiện những lần thí nghiệm sau.

5. Chất lượng hơn số lượng

Chúng ta luôn cần sự thông minh hơn trong việc mua sắm, thay vì tập trung vào việc mua những đồ rẻ, thứ giảm giá hoặc mua với số lượng nhiều thì việc mua một sản phẩm chất lượng sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn trong tương lai. Một sản phẩm tốt, bền sẽ có thời hạn sử dụng vượt thời gian.

9-bai-hoc-tai-chinh-dat-gia-ban-nen-biet

6. Biết chính xác bạn đang sở hữu thứ gì và giá trị ra sao

Aaron LaPedis – triệu phú đồng thời là tác giả quyển sách bán chạy The Garage Sale Millionaire (Triệu phú trong nhà để xe), đã học được bài học tài chính trị giá hàng triệu đô khi mới 10 tuổi.

Lúc đó Aaron LaPedis đã “thương lượng” với bố mẹ mình, rằng nếu cậu giúp bố mẹ cậu bán những đồ dùng cũ trong garage, cùng với những đồ chơi cũ của cậu, Aaron sẽ được sử dụng số tiền đó để mua bất cứ món đồ chơi mới nào mà cậu thích.

Và Aaron LaPedis nhanh chóng thu về rất nhiều tiền, dù sau đó cậu đã bị bố mẹ phạt vì “vô tình” bán cả những vật dụng không nằm trong garage như lời bố mẹ dặn.

Thương vụ đầu tiên này đã dạy cho Aaron LaPedis một bài học, rằng con người thật sự không biết rõ giá trị những món đồ mà họ đang sở hữu. Họ dễ dàng định giá mọi thứ thông qua việc so sánh qua lại hoặc kinh nghiệm bản thân.

Đó là lý do, nhiều người từng bán những món đồ cổ, những bức tranh nghệ thuật hàng triệu USD với cái giá của một mớ giấy vụn.

Vì vậy, khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh – đầu tư của mình, Aaron LaPedis luôn có một quy tắc, đó là chỉ bán hay mua những thứ mà mình biết chính xác giá trị thực của nó.

9-bai-hoc-tai-chinh-dat-gia-ban-nen-biet

7. Không ngừng đầu tư, phát triển bản thân

Kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm bạn học được quan trọng hơn bất cứ thứ gì bạn tiết kiệm được. Hãy đầu tư cho bản thân những kiến thức và kinh nghiệm, tiền bạc sẽ tự khắc đến với bạn, nhất là khi bạn đang mong muốn Khởi nghiệp Kinh doanh. Chẳng có gì là thừa thãi khi chủ động trang bị kiến thức cho bản thân trước những dự định lớn.

Chớ thất vọng nếu tiềm lực tài chính của bạn chưa được như ý ngay lúc đầu. Hãy tập trung nhìn vào kế hoạch dài hạn. Bởi chỉ cần cố gắng một chút mỗi ngày, bạn sẽ đạt được những tiến bộ đáng kể về lâu dài.

8. Hãy lập một kế hoạch

Không có một kế hoạch tài chính cụ thể là một trải nghiệm tài chính tồi tệ nhất. Nó giống như việc bạn dắt xe ra đường và chẳng biết đi đâu. Việc lập kế hoạch thực sự quan trọng trong cuộc sống và trong quản trị tài chính doanh nghiệp.

9-bai-hoc-tai-chinh-dat-gia-ban-nen-biet

9. Học cách cân bằng chi tiêu

Cân bằng chi tiêu là điều mà Mark Zuckerberg luôn cho rằng đáng để học. Đạt số tài sản tỷ đô khi tuổi còn khá trẻ so với các tỷ phú khác nhưng CEO và nhà sáng lập Facebook cũng có những kinh nghiệm cho riêng mình. Anh từng khuyên mọi người đọc những cuốn sách tài chính độc và lạ lùng, trong số đó nói về việc cân bằng chi tiêu của người nghèo.

-----------------

Mọi thông tin chi tiết về chương trình xin vui lòng liên hê:

Học viện CEO Việt Nam CNH

Hotline: 0888 12 14 16

Fanpage: https://www.facebook.com/hocvienceocnh

Hỏi và đáp (0)
Học viện CEO Việt Nam CNH

CÁC DOANH NGHIỆP ĐỒNG HÀNH CÙNG CHÚNG TÔI

X

Nhập thông tin đăng ký